Cây cối có thể gửi tín hiệu ngầm dưới đất
Dưới chân chúng ta có một mạng lưới ngầm mà cây cối sử dụng để gửi các tín hiệu cho nhau.
Trong những nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học kiểm tra xem "mạng lưới thông tin" của thực vật hoạt động như thế nào, mặc dù họ không xác định được đặc điểm thông điệp mà cây cối gửi cho nhau.
Tiến sĩ Yuri Shtessel ở ĐH Alabama và Tiến sĩ Alexander Volkov ở ĐH Oakwood (Mỹ) đã sử dụng các thí nghiệm vật lý và mô hình toán học để nghiên cứu sự truyền tín hiệu điện giữa cây cối. Họ đã chứng minh được rằng, thực vật lợi dụng hiện tượng nấm rễ cộng sinh (tức là sự cộng sinh giữa rễ và hạt cây với các loại nấm ở trong đất) như là một loại mạch điện.
Cây cối tạo ra các tín hiệu điện, lan truyền qua các bộ phận của chúng.
Những nghiên cứu mới giúp hiểu rõ hơn về mạng lưới ngầm dưới đất của các tín hiệu điện, được gửi từ cây này sang cây khác, mặc dù chưa làm rõ những thông điệp gì có thể được gửi qua lại.
Năm 2017, lần đầu tiên Yuri Shtessel và Alexander Volkov hợp tác cùng nhau và công bố công trình khoa học về những nghiên cứu và thí nghiệm, trong đó họ kiểm tra hoạt động của mạng lưới trao đổi thông tin ngầm dưới đất của cây cối.
"Chúng tôi đã từng trò chuyện về sự truyền bá tín hiệu điện trong đất, thông qua thân cây và giữa các loài cây. Tôi đề nghị xây dựng mạch điện và mô hình toán học tương ứng mô tả những quá trình này" - Tiến sĩ Yuri Shtessel nhớ lại.
Thông qua việc liên kết các thí nghiệm vật lý và các mô hình toán học dựa trên các phương trình vi phân, các nhà khoa học đã nghiên cứu cách hoạt động của tín hiệu điện do cây cối phát ra.
"Những tín hiệu nào có thể nhận được từ mô hình toán học về các quá trình giao tiếp? Câu trả lời rất đơn giản: Chúng ta có thể sử dụng mô hình toán học để mô phỏng các quá trình đó trên máy tính, thay cho việc thực hiện các thí nghiệm tốn kém và kéo dài" - Tiến sĩ Shtessel giải thích.
Cây cối tạo ra các tín hiệu điện, lan truyền qua các bộ phận của chúng. Trong thí nghiệm, khi rễ cây bị cách ly bằng khoảng trống không khí, tín hiệu điện không truyền được đến các cây khác. Tuy nhiên, nếu các loài cây sống chung trong cùng một khu đất, thì chúng có thể gửi tín hiệu điện cho nhau thông qua mạng nấm rễ cộng sinh trong đất.
Các nhà khoa học không rõ đặc điểm các thông điệp mà cây cối gửi cho nhau. Còn khả năng nhận biết đặc điểm ấy vượt ra ngoài phạm vi các thí nghiệm trong nghiên cứu này. Các nhà khoa học thậm chí không biết sự giao tiếp giữa các loài cây có mục đích nào không. Một số người cho rằng, cây cối có thể gửi cho nhau thông điệp liên quan đến các mối đe dọa rình rập chúng.
"Các nhà khoa học không thực hiện các nghiên cứu tái tạo tín hiệu điện do cây cối gửi cho nhau. Vấn đề tiếp theo là nghiên cứu giao tiếp giữa cây cối bằng sóng điện trong không khí. Tuy nhiên đây là câu chuyện hoàn toàn khác, chưa được nghiên cứu sâu" - Tiến sĩ Shtessel cho biết.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
