Cấy ghép tế bào gốc để chữa mù

Các bác sĩ Mỹ vừa thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép tế bào võng mạc nuôi trong phòng thí nghiệm đầu tiên trên hai bệnh nhân vốn bị mù do thoái hóa điểm vàng (macular degeneration). Đây là trường hợp thứ hai trên thế giới tiến hành thử nghiệm liệu pháp chữa trị tế bào gốc cho con người.

Giới y học coi loạt thí nghiệm chữa trị tế bào gốc thứ hai này là một bước đánh dấu quan trọng trong ngành điều trị tế bào gốc. Năm ngoái, công ty công nghệ sinh học Geron là công ty khởi đầu thí nghiệm sử dụng tế bào gốc để chữa trị các chấn thương liên quan đến cột sống.

Cấy ghép tế bào gốc để chữa mù
Điều trị bằng tế bào gốc có thể chữa các chứng mù phổ biến. (Ảnh minh họa: Flick)

Ca phẫu thuật mắt này được tiến hành bởi Steven Schwartz, trưởng khoa võng mạc tại Viện mắt Jules Stein, trường Đại học California, Los Angeles (Mỹ) hôm thứ ba ngày 12/07 vừa qua. Công ty Advanced Cell Technology, một công ty biotech có phòng thí nghiệm ở Marlborough, Massachusetts đã tài trợ cho ca phẫu thuật này.

Trước đó, công ty đã cần xin được giấy phép của Cục Thuốc và Thực phẩm (FDA) thuộc Bộ y tế Mỹ chấp thuận cho công ty tiến hành thử nghiệm chữa trị 24 bệnh nhân bị mắc chứng thoái hóa điểm vàng dạng “khô” và một dạng sớm của chứng bệnh được gọi là Starfardt.

Chúng tôi rất ủng hộ phương pháp điều trị này, bởi cho rằng đây là phương pháp rất có tiềm năng”, Steve Rose, trưởng nhóm nghiên cứu tại Quĩ Fighting Blindness, một tổ chức phi lợi nhuận từng đầu tư hơn 2 triệu USD để thực hiện thí nghiệm trên động vật cho biết.

Trong dịp trưng bày sản phẩm hàng đầu của công ty Advanced Cell tại các phòng thí nghiệm gần đây, người ta đã được thấy qua kính hiển vi những tế bào biểu mô sắc tố võng mạc đang lớn lên trong một đĩa cấy vi khuẩn, trong đó nhiều tế bào đã có màu nâu của tế bào trưởng thành.

Công ty Advanced Celll tin tưởng rằng bằng cách cấy ghép những tế bào mới được nuôi trong phòng thí nghiệm vào mắt người có thể chữa trị được tình trạng này. Bởi vì mù mắt điểm vàng là do cơ chế khi những tế bào biểu mô võng mạc bị hư hại khi điểm vàng thoái hóa, dẫn đến các tế bào tiếp nhận kích thích ánh sáng bị chết theo, và dần dần vùng nhìn trung tâm của mắt sẽ hỏng hẳn.

Tế bào phôi thai gốc có thể phát triển trong bất kì loại mô nào của con người. Nó có tiềm năng được phục vụ điều trị cho mọi loại bệnh từ mất trí Alzheimer đến chứng rụng tóc. Tuy nhiên, công tác ứng dụng phương pháp trị liệu này còn rất nhiều hạn chế hiện tại, thậm chí trong tương lai gần, ông Lanza khẳng định.

Cấy ghép tế bào gốc để chữa mù
Tế bào phôi thai gốc nhìn qua kính hiển vi.
(Ảnh: Redorbit).

Không phải tình cờ mà cả hai phẫu thuật thí nghiệm đầu tiên bằng phương pháp tế bào gốc của Geron và Advanced Cell liên quan đến tế bào thần kinh. “Các tế bào gốc có thần kinh của riêng nó, và chúng xu hướng tạo ra biểu mô thần kinh, một loại tế bào trong phôi thai cấu thành nên hệ thần kinh”, Lanza cho biết. Vì vậy việc sản xuất các loại tế bào khác, như tế bào gan, gặp rất nhiều khó khăn.

Một trở ngại khác là hệ thống miễn dịch thường từ chối tế bào cấy ghép. Nhiều nhà khoa học từng đề xuất chữa trị bệnh đái đường loại 1 bằng liệu pháp tế bào gốc được nuôi trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên việc điều trị này cần sử dụng thuốc kiềm chế miễn dịch rất mạnh vốn có tác dụng phụ còn tồi tệ bằng hoặc thậm chí hơn bệnh muốn chữa; ví dụ như ung thư.

Lanza cho biết đây là lý do các ca thử nghiệm điều trị tế bào gốc hiện chỉ đang nhằm vào các vùng trên cơ thể như cột sống, não bộ, các bộ phận của mắt, nơi miễn dịch của cơ thể đối với các yếu tố bên ngoài bị một phần hoặc hoàn toàn ngăn cản, theo một cơ chế có tên “đặc quyền miễn dịch”.

Hiện tại nước Mỹ có gần 10 triệu người Mỹ khác đang mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Số liệu của Liên hợp quốc từ năm 2006 cho biết trên thế giới có 180 triệu người khiếm thị, trong đó hơn 40 triệu người bị mù.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News