Cấy ghép thành công khí quản nhân tạo làm từ tế bào gốc

Các nhà khoa học đã sử dụng chính tế bào của bệnh nhân để tạo ra đường thở nhân tạo, giúp giảm rủi ro cơ thể không chấp nhận bộ phận cấy ghép.

Theo báo cáo đăng trên tờ Lancet ngày 23 tháng 11 năm 2011 mô tả về ca phẫu thuật này, anh Reykjavik (36 tuổi, người Ai-xơ-len) sẽ chết vì khối u to bằng quả bóng golf nếu không được ghép khí quản mới. Sau 12 giờ phẫu thuật, các bác sỹ đã loại bỏ hoàn toàn khối u và thay vào đó một khí quản nhân tạo.

Ca cấy ghép được thực hiện hồi tháng 6 vừa qua tại Bệnh viện trường đại học Karolinska, Stockholm, Thụy Điển và là ca đầu tiên trên thế giới về cấy ghép khí quản nhân tạo làm từ tế bào gốc.

Các bác sỹ đã sử dụng kỹ thuật 3 chiều để tạo ra khí quản nhân tạo với khuôn đặc biệt được cấy tế bào gốc để nó có chức năng như khí quản tự nhiên.

Các nhà khoa học cho biết kỹ thuật này tiến bộ hơn các phương pháp khác bởi bệnh nhân được sử dụng chính các tế bào gốc mình để tạo đường thở. Vì thế sẽ không có rủi ro đào thải tế bào cấy ghép và bệnh nhân không phải sử dụng thuốc ức chế miễn nhiễm. Một ưu điểm nữa của kỹ thuật này là kích thước và hình dáng của khí quản nhân tạo hoàn toàn phù hợp với cơ thể bệnh nhân.

Ông Tomas Gudbjartsson đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Sau 5 tháng phẫu thuật, hiện bệnh nhân Reykjavik đang hồi phục rất nhanh và đã có thể sinh hoạt bình thường”.

Đến nay, nhóm cấy ghép cũng hy vọng sẽ sử dụng kỹ thuật này để thực hiện phẫu thuật ca thứ hai vào tháng 11 này cho 1 trẻ 13 tháng tuổi (Hàn Quốc) bị ung thư vòng họng.

Mặc dù kỹ thuật này đầy hứa hẹn nhưng Giáo sư Harald C. Ott từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) và GS Douglas J. Mathisen từ Trường Y khoa Harvard (Mỹ) cho biết cần có thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá đầy đủ tính an toàn và hiệu quả kỹ thuật này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News