Cấy robot vào cơ thể trẻ sơ sinh để chữa bệnh

Thiết bị robot cấy ghép do Mỹ sáng tạo thúc đẩy sinh trưởng tế bào và chữa lành các tổn thương khi được "thả" vào cơ thể trẻ nhỏ.

Cách đây gần một thế kỷ, Pierre Dupont, kỹ sư y sinh tại Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ) từng tự hỏi liệu con người có khả năng chế tạo những con robot sống và làm việc bên trong cơ thể hay không. Giờ đây, với công trình mang tính đột phá, ông biết chắc câu trả lời là "có".

Cấy robot vào cơ thể trẻ sơ sinh để chữa bệnh
Thiết bị robot được gắn vào một đoạn thực quản lợn. (Ảnh: Damian et al).

Theo Futurism, trên tờ Science Robotics, nhóm tác giả từ Bệnh viện Nhi Boston cho biết đã thử gắn thiết bị robot vào thực quản lợn và nhận thấy sau một thời gian, bộ phận này của con vật dài hơn 77% trong khi nó vẫn sinh hoạt, ăn uống bình thường và không hề khó chịu. Đặc biệt, ông Dupont cho biết thực quản lợn không chỉ đơn thuần được kéo giãn mà thực sự dài lên nhờ tế bào tăng trưởng. Như vậy, robot cấy ghép có thể đem tới hy vọng cho các bệnh nhân mắc chứng teo thực quản.

Ảnh hưởng đến một trên 4.000 trẻ sơ sinh, chứng theo thực quản khiến một phần thực quản bị mất đi. Do đó, trẻ khó bú, hay sặc và nôn, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Đối với những ca nhẹ, bác sĩ có thể phẫu thuật khâu hai đầu thực quản lại với nhau. Đối với các trường hợp này, đội ngũ y tế phải dùng đến kỹ thuật Foker để khâu hai đầu bị đứt của thực quản thành hai nút thắt ở lưng. Sau vài tuần, hai nút này được thắt chặt hơn để từ từ kéo giãn thực quản. Dần dần, đoạn thực quản bị đứt sẽ được nối liền.

Cấy robot vào cơ thể trẻ sơ sinh để chữa bệnh
Mô tả kỹ thuật Foker. (Ảnh: SlidePlayer).

Dù hiệu quả cao, kỹ thuật Foker còn nhiều nhược điểm. Suốt quá trình điều trị, trẻ phải tiêm thuốc mê và thở máy để đảm bảo không di chuyển. Thời gian nằm viện có thể lên tới ba tháng và chi phí rơi vào khoảng một triệu USD.

Nếu áp dụng thành công trên người, robot cấy ghép sẽ khắc phục mọi vấn đề của kỹ thuật Foker. Ngoài ra, nhóm tác giả cho biết sẽ không dừng lại ở chứng teo thực quản mà sẽ tiếp tục thử nghiệm thiết bị này lên động vật mắc hội chứng ruột ngắn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh và gây bệnh ở con người, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu.

Đăng ngày: 25/02/2018
Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Tiếp xúc nhiều với sơn nhiễm chì, thủy ngân thời gian dài sẽ dẫn đến đau đầu, chóng mặt, lên cơn hen, ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Đăng ngày: 25/02/2018
Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Từ lâu, vitamin B6 và B12 được các công ty dược quảng cáo là những thuốc uống bổ sung giúp tăng cường năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, thậm chí được cho là giúp giảm nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 25/02/2018
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Vì sao phi hành gia dễ tử vong vì bệnh tim mạch?

Vì sao phi hành gia dễ tử vong vì bệnh tim mạch?

Giới khoa học đang chuẩn bị đưa con người lên vũ trụ thực hiện sứ mệnh lâu hơn và sâu hơn. sao Hỏa đang là mục tiêu của cả các hãng tư nhân và cơ quan vũ trụ nhà nước.

Đăng ngày: 15/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News