"Cây tiền" quý hiếm mọc cheo leo bên vách đá: Vệ sĩ canh giữ 24/24, dùng kính lúp soi lá "kiểm tra sức khỏe"
Dù chỉ là một thay đổi nhỏ của cây cũng sẽ được nhân viên canh giữ ghi vào nhật ký để các chuyên gia thuận tiện theo dõi.
Cuộc kiểm tra sức khỏe đặc biệt
Vào một buổi sáng tháng 10/2022, một cuộc "kiểm tra sức khỏe" đặc biệt đã được tiến hành trên đỉnh Ngọc Bình, núi Hoàng Sơn, An Huy, Trung Quốc. Đối tượng được "khám sức khỏe" là một cây cổ thụ gần 1.000 năm tuổi - Thông đón khách (Nghinh khách tùng) - một trong những biểu tượng nổi tiếng của Khu thắng cảnh Hoàng Sơn.
Dựa vào giàn giáo đã dựng sẵn, các nhân viên y tế, chuyên gia thực vật chia thành từng nhóm 3-4 người; người thì một tay nhẹ nhàng nâng cành lá, tay còn lại dùng kính lúp quan sát kỹ màu sắc của lá và độ mập của chồi non; người thì dùng thước đo chiều dài của lá và độ dài của chồi non; người thì đứng cạnh gốc cây, gõ nhẹ nhẹ vào thân cây rồi tiến hành tìm kiếm côn trùng, xử lý những bộ phận có thể tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh hoặc hư hỏng.
Trong suốt quá trình, các chuyên gia có lúc cầm bút ghi chép, có lúc lại nhanh chóng lấy máy ra chụp ảnh, lưu dữ liệu để phân tích thêm.
"Việc kiểm tra thể chất này chủ yếu là để quan sát sự phát triển của ngọn mới, màu sắc của lá và độ mập của chồi non, đồng thời kiểm tra tình hình sâu bệnh và an toàn phòng hộ cho cây", Giáo sư Thúc Khánh Long, trưởng nhóm chuyên gia thuộc Đại học Nông nghiệp An Huy nói với tờ National Business Daily (Trung Quốc).
Thông đón khách nổi tiếng của Trung Quốc.
Giáo sư Từ Tiểu Ngưu, thành viên của nhóm chuyên gia thì tiết lộ: "Lá thông có màu xanh ngọc lục bảo, quả mới căng mọng, hiện đang phát triển khỏe mạnh".
"Vệ sĩ riêng" canh chừng 24/24
Không những được kiểm tra sức khỏe định kỳ mà từ những năm 1980, Khu thắng cảnh Hoàng Sơn đã thiết lập một chốt bảo vệ bên cây thông quý này. Nhân viên bảo vệ sẽ làm nhiệm vụ canh giữ nó 24/24.
365 ngày một năm, nhân viên bảo vệ sẽ sống trong căn phòng nhỏ ở độ cao 1.670m so với mực nước biển. Hàng ngày, họ phải lặp đi lặp lại một công việc được cho là vô cùng nhàm chán. Họ dậy từ 6h30, cứ cách 2 tiếng sẽ tiến hành kiểm tra cây thông một lần, buổi tối cũng không ngoại lệ.
Dù chỉ là những thay đổi sinh trưởng rất nhỏ của cây thông thì đối với người canh giữ, họ cũng không thể lơ là, bỏ qua từng chi tiết.
Sau một ngày kiểm tra, nhân viên sẽ ghi lại chi tiết sự phát triển của cây thông trong cuốn "Nhật ký của cây Thông đón khách". Những cuốn nhật ký này hiện đã tích lũy được hơn 70 bản.
Hình ảnh của Thông đón khách đã được đưa vào trong các tác phẩm hội họa Trung Quốc.
Bảo vật quốc gia của Trung Quốc
Trên núi Hoàng Sơn có rất nhiều cây thông quý hiếm nhưng cây thông nổi tiếng nhất chính là cây Thông đón khách kể trên.
Cây thông này đặc biệt ở chỗ, ngoài tuổi thọ ít nhất 800 năm tuổi thì thế cây chính là điểm hút khách. Tất cả cành lá của cây này đều vươn về một hướng, giống như một người chủ nhà mến khách đang dang tay chào đón những vị khách từ phương xa.
Thông đón khách mọc cheo leo bên vách đá, có chiều cao khoảng 9,91m, chu vi 2,05m, là biểu tượng của Hoàng Sơn cũng là biểu tượng của An Huy.
Đối với người dân Trung Quốc, Thông đón khách chính là bảo vật quốc gia, vô cùng cao quý. Nhiều gia đình thường treo tranh Thông đón khách trong nhà, thậm chí Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc cũng treo.
Vô số khách du lịch trong và ngoài Trung Quốc đã đến Hoàng Sơn chỉ tận mắt ngắm nhìn Thông đón khách. Trong mắt người dân địa phương, Thông đón khách không chỉ là một cây thông, mà còn là "cây tiền".

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ "siêu nhỏ" ung dung sống?
Có tới hàng trăm con Demodex, hay còn gọi là bọ lông mi, sống ở những vùng khác nhau trên mặt người. Ban ngày chúng trốn kỹ, ban đêm mới trườn ra bề mặt da người để giao phối và đẻ trứng...

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.
