Cây xạ đen chữa bệnh gì?

Lá xạ đen uống có tác dụng gì hay cây xạ đen chữa được bệnh gì đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu bởi đây là một loại dược liệu quý. Để biết cây xạ đen trị bệnh gì, tham khảo bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

1. Đặc điểm của cây xạ đen

Cây xạ đen là một trong những loài dược liệu quý ở nước ta và nhiều quốc gia trên thế giới. Tùy vào từng vùng, người dân sinh sống tại đó sẽ có cách gọi cây xạ đen khác nhau như cây bách giải, bạch vạn hoa, đồng triều, quả nâu, dây gối. Đặc biệt, xạ đen còn có tên gọi là cây ung thư bởi các dược chất được tìm thấy trong cây có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư rất hiệu quả.

Ở nước ta, cây xạ đen mọc tự nhiên trong rừng núi thuộc các tỉnh phía Bắc như Hòa Bình, nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ. Xạ đen là một loài thực vật dây leo, thân thảo và có chiều dài khoảng 3-10m. Cành của cây xạ đen tròn, màu xám nhạt khi còn non, màu nâu khi trưởng thành thành và dần chuyển sang màu xanh.

Phiến lá của cây xạ đen có hình bầu dục, chiều dài chỉ từ 5 - 7mm. Cây xạ đen ra hoa màu trắng và hoa thường mọc ở phần đầu cành. Còn quả có hình dáng giống quả trứng và chỉ dài khoảng 1cm, có màu vàng cam khi chín.


 Dược chất được tìm thấy trong cây xạ đen có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư rất hiệu quả.

2. Cây xạ đen trị bệnh gì?

"Cây xạ đen trị bệnh gì?" Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng của cây xạ đen. Vì vậy, xạ đen là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong cả Đông y và Tây y.

2.1. Hỗ trợ điều trị các bệnh khối u, ung thư

Như đã đề cập ở trên, cây xạ đen còn gọi là cây ung thư vì có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư rất hiệu quả, đặc biệt là ung thư ruột kết, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ... đó là nhờ vào những hợp chất maytenfolone A, flavonoid, quinone, saponin có trong cây xạ đen, cụ thể:

  • Flavonoid: Có tác dụng làm chậm và chống lại quá trình oxy hóa của các tế bào gốc tự do gây bệnh ung thư, khối u. Nhờ đó, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh ung thư và những tổn thương do bức xạ gây ra.
  • Quinone: Có tác dụng hóa lỏng các tế bào ung thư để dễ dàng đào thải ra ngoài cơ thể. Cùng với flavonoid, hai hoạt chất này làm tăng tốc độ và hiệu quả đào thải tế bào khối u.
  • Saponin: Có tác dụng ức chế các tế bào ung thư phát triển, đồng thời tái tạo cấu trúc của những tế bào bị tổn thương, ngăn ngừa khối u ác tính di căn.

2.2. Điều trị các bệnh về gan

Các hoạt chất có trong cây xạ đen có khả năng kháng virus gây bệnh viêm gan như viêm gan B, A và C... Ngoài ra, với khả năng ức chế quá trình lipid, xạ đen được dùng để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Xạ đen cũng giúp thuyên giảm bệnh viêm gan mãn tính tiến triển thành xơ gan.

2.3. Điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh

Nhờ công dụng thanh nhiệt, giải độc, xạ đen được xem là liều thuốc chữa chứng mất ngủ và suy nhược thần kinh rất tốt. Khi dùng, xạ đen làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và tăng cường vận chuyển máu đến não, phòng ngừa tai biến mạch máu não.

2.4. Chữa mụn nhọt, lở loét trên da

Cùng với đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và tính hàn, xạ đen có tác dụng hỗ trợ chữa mụn nhọt, lở loét trên da rất hiệu quả, giảm ngứa và mau chóng làm lành vết thương.


Xạ đen là dược liệu chữa mụn nhọt, lở loét trên da do có đặc tính kháng khuẩn.

2.5. Giúp tăng cường sức đề kháng và chữa một số bệnh khác

Xạ đen là thành phần của một số bài thuốc dân gian dùng để chữa các bệnh về cột sống, xương khớp như thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, ...

Ngoài ra, đây cũng là loại dược liệu quý giúp ổn định đường huyết và huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, điều hòa, lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng ở người cao tuổi để phòng ngừa bệnh tật.

3. Cách dùng cây xạ đen và những lưu ý

Sau khi biết cây xạ đen trị bệnh gì thì cách dùng cây xạ đen như thế nào cũng rất quan trọng. Có nhiều cách sử dụng cây xạ đen khác nhau, tùy vào mục đích của người dùng. Xạ đen là loại dược liệu có thể được dùng ở cả dạng tươi và khô, tất cả bộ phận của cây từ thân, lá, cành đều dùng được.

  • Cách dùng xạ đen tươi: Rửa sạch lá và thân cây xạ đen còn tươi (mỗi bộ phận khoảng 50g), sau đó cho vào nồi hoặc ấm nấu cùng 2 lít nước để uống.
  • Cách dùng xạ đen khô: Sắc lấy nước uống hoặc hãm chè lá xạ đen khô (khoảng 20 - 30g) để lấy nước uống trong ngày.

Lưu ý, phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú không nên sử dụng xạ đen mà không có ý kiến của bác sĩ. Trà hoặc nước sắc từ lá xạ đen chỉ nên uống trong ngày, không được để qua đêm sẽ biến chất không tốt cho sức khỏe.

Nhờ những hoạt chất maytenfolone A, flavonoid, quinone, saponin, xạ đen là loại dược liệu được dùng trong cả Đông và Tây y để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Ngoài ra, xạ đen còn có tác dụng đối với các bệnh ở gan, xương khớp, suy nhược thần kinh, đồng thời tăng cường sức đề kháng và chữa an thần hiệu quả.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Một kiểu

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử

Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News