“Cây xanh khổng lồ” giữa Paris

Tháp Eiffel đang được lên kế hoạch để trở thành biểu tượng sinh thái của thủ đô nước Pháp.

Chuyện tháp Eiffel đổi màu không mấy xa lạ với dân Paris. Năm 2004, tháp Eiffel được thắp sáng bằng đèn đỏ vào dịp Tết âm lịch để đánh dấu năm ngoại giao với Trung Quốc. Năm 2008, trong suốt 6 tháng Pháp nắm quyền Chủ tịch Liên minh châu Âu, mỗi tối tháp Eiffel lại khoác lên mình màu xanh dương truyền thống của EU. Lần này, theo báo Le Figaro, 2 tập đoàn Ginger, Vinci và kiến trúc sư Claude Bucher đang lập dự án phủ xanh toàn bộ bề mặt của điểm du lịch nổi tiếng này trong vòng 4 năm tới. Hãng Ginger chuyên về thiết kế đồ án “xanh” và trước đó đã được Cơ quan Quản lý khai thác tháp Eiffel (Sete) chọn làm đối tác cho dự án chỉnh trang lại cấu trúc tầng 1, khởi công trong năm 2012.

“Cây xanh khổng lồ” giữa Paris
Phối cảnh công trình “Eiffel xanh” - (Ảnh: Ginger)

Nếu được Tòa thị chính Paris, Sete và Bộ Môi trường thông qua bản kế hoạch, từ tháng 6/2012, 600.000 cây sẽ được “dát” bên ngoài, biến công trình này thành “cây xanh khổng lồ” cao hơn 300m. Kinh phí thực hiện khoảng 72 triệu euro, được chi trả bởi nhiều tập đoàn hàng đầu của Pháp nhằm khẳng định “sự ủng hộ cho mục tiêu phát triển bền vững”.

Các kỹ sư của Ginger đã chuẩn bị từ 2 năm nay để đánh giá các khó khăn về mặt kỹ thuật như tính toán trọng lượng cây trồng sao cho không ảnh hưởng đến cấu trúc xây dựng của tháp, chọn loại thực vật thích hợp cho những độ cao khác nhau và có khả năng chống chọi với các luồng gió mạnh. Bản sao thu nhỏ của công trình đã được dựng thử nghiệm ở ngoại ô Paris. Ngoài ra, một nhóm các nhà khoa học liên ngành đang phối hợp để đánh giá các giá trị về sinh thái của “Eiffel xanh”. Theo dự kiến, việc phủ xanh tháp Eiffel sẽ được chia thành nhiều giai đoạn: ươm mầm số cây cần thiết từ đây đến tháng 6/2012, sau đó xếp lên tháp cho đến tháng 1/2013. Số cây sẽ tiếp tục phát triển trong khoảng một năm, đạt “đỉnh hương sắc” trong 2 năm 2014, 2015 và bắt đầu được tháo xuống từ tháng 2/2016.

Toàn bộ số cây này sẽ được trồng trong những túi vải đay có chứa đất sinh học gắn trên những sợi thừng được cố định vào bộ khung kim loại của tháp Eiffel. Việc tưới tiêu hằng ngày sẽ nhờ vào hệ thống đường ống bằng cao su nặng 12 tấn. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, việc lắp cây lên tháp sẽ được thực hiện sao cho từ ngoài nhìn vào có cảm giác như các mảng thực vật “mọc” tự nhiên từ thấp lên cao.

Nhà sáng lập hãng Ginger, ông Jean-Luc Schnoebelen khẳng định dự án sẽ đưa tháp Eiffel trở thành “biểu tượng của hành động vì sự phát triển bền vững, đồng thời là lá phổi của Paris”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ở Tây Ban Nha có một khu vực nhà kính trồng cây san sát, nhìn thấy được từ quỹ đạo

Ở Tây Ban Nha có một khu vực nhà kính trồng cây san sát, nhìn thấy được từ quỹ đạo

Trong cảnh mở đầu của Blade Runner 2049, ta thấy một loạt nhà kính san sát, trải tới chân trời vô tận.

Đăng ngày: 16/07/2018
Có thể nhìn rõ nét hố đen vũ trụ cách Trái Đất 250.000 năm ánh sáng

Có thể nhìn rõ nét hố đen vũ trụ cách Trái Đất 250.000 năm ánh sáng

Các nhà khoa học Nam Phi đã giới thiệu những hình ảnh rõ nét thu được từ MeerKAT bao gồm trung tâm hố đen trên dải Ngân hà cách Trái Đất tới 250.000 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 14/07/2018
Kính viễn vọng không gian Kepler sắp dừng hoạt động

Kính viễn vọng không gian Kepler sắp dừng hoạt động

Kepler, kính viễn vọng không gian giúp phát hiện 70% trong 3.750 ngoại hành tinh được biết tới nay, còn ít nhiên liệu đến mức NASA đưa nó vào trạng thái tương tự ngủ đông, Space hôm 6/7 đưa tin.

Đăng ngày: 09/07/2018
NASA lại hoãn phóng kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới

NASA lại hoãn phóng kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới

Theo Hội đồng Thẩm định Độc lập (IRB) thuộc NASA, dù đang chậm tiến độ, gặp phải những trì hoãn bất ngờ và chi phí phát sinh, dự án kính viễn vọng không gian James Webb vẫn tiếp tục.

Đăng ngày: 02/07/2018
Trạm vũ trụ Trung Quốc thứ hai có thể sắp rơi xuống Trái Đất

Trạm vũ trụ Trung Quốc thứ hai có thể sắp rơi xuống Trái Đất

Ngoài trạm Thiên Cung 1 rơi xuống Trái Đất hồi đầu năm, Trung Quốc còn một trạm vũ trụ khác đang vận hành thử nghiệm trên quỹ đạo là trạm Thiên Cung 2.

Đăng ngày: 22/06/2018
Very Large Telescope: Đôi mắt tinh anh của nhân loại nhìn vào vũ trụ

Very Large Telescope: Đôi mắt tinh anh của nhân loại nhìn vào vũ trụ

Very Large Telescope (Kính Thiên văn Rất lớn - VLT) được xây dựng trong khu vực của Đài Quan sát Paranal ở hoang mạc Atacama, miền bắc Chile.

Đăng ngày: 08/06/2018
Ra mắt các thiết bị mang tính cách mạng khám phá không gian

Ra mắt các thiết bị mang tính cách mạng khám phá không gian

Các nhà khoa học Nam Phi vừa ra mắt tổ hợp kính thiên văn và thiết bị tầm soát sóng âm thanh vũ trụ đầu tiên cho thế giới.

Đăng ngày: 29/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News