Chân dung thiên tài toán học người Nga Gtigori Perelman: Được mệnh danh là người thông minh nhất thế giới

Tuy được mệnh danh là người thông minh nhất thế giới và nhận được không ít giải thưởng danh giá nhưng thiên tài toán học người Nga Grigori Perelman chỉ muốn ở ẩn, sống bình yên và tập trung vào nghiên cứu.

Vượt trội từ khi chỉ là một cậu bé

Chào đời ngày 13/6/1966 tại Leningrad (Saint Petersburg hiện nay) trong một gia đình gốc Do Thái, với tên khai sinh đầy đủ là Grigori Yakovlevich Perelman. Người cha đã di cư về Israel từ lâu, còn bà mẹ Liuba Leibovna là giáo viên dạy toán tại một trường dạy nghề, cũng là người nhen nhúm tình yêu toán học cho cậu con trai độc nhất ngay từ thuở thiếu thời.

Chân dung thiên tài toán học người Nga Gtigori Perelman: Được mệnh danh là người thông minh nhất thế giới
Grigori Yakovlevich Perelman sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái.

Lúc mới học lớp 5, chú bé Grigori bắt đầu tham gia đều đặn các buổi sinh hoạt chuyên đề tại Trung tâm Toán học ở Cung Thiếu nhi Leningrad, do vị chuyên gia đầu ngành của bộ môn khoa học tự nhiên là Giáo sư Sergei Rukshin sáng lập.

Tới năm lớp 9, Grigori chuyển sang Trường trung học số 239 chuyên về toán lý ở ngoại ô thành phố, tuy cách xa nơi cư ngụ nhưng đáp ứng được lòng say mê học toán. Năm 16 tuổi, G. Perelman là 1 trong 6 thành viên thuộc Đội tuyển Liên Xô tham dự cuộc thi Olympic toán quốc tế (IMO) lần thứ 23 tổ chức tại Budapest (Hungary), và giành được Huy chương Vàng với điểm số tuyệt đối 40/40.

Sau khi trở về nước, G. Perelman được đặc cách vào học ở Trường đại học Tổng hợp quốc gia Leningrad (LGU). Với thành tích học tập xuất sắc, chàng tân cử nhân G. Perelman nhận được học bổng toàn phần mang tên Lenin để chuyển lên ngạch nghiên cứu sinh. Grigori tốt nghiệp với bằng phó Tiến sĩ khoa Toán cơ của LGU, chuyên về lĩnh vực nghiên cứu hình dáng các vật thể trong không gian. Sau đó ông làm việc tại Phân nhánh Leningrad thuộc viện Toán học cao cấp Steklov (LOMI, hiện là PDMI).

Sự nghiệp lẫy lừng nhưng lại luôn muốn...ở ẩn

Xuyên suốt sự nghiệp, thiên tài toán học người Nga nhận được nhiều lời mời đến thuyết giảng và giảng dạy tại nhiều trường đại học hàng đầu nước Mỹ. Ông đồng ý, nhưng lại từ chối ở lại làm việc dài hạn bởi lẽ sống của ông là được cống hiến hết mình cho nghiên cứu. G. Perelman trở về quê hương và tiếp tục làm việc tại LOMI với niềm đam mê nghiên cứu cháy bỏng. Trong quá trình làm việc tại đây, hành động đầu tiên gây tranh cãi của nhà khoa học trẻ chính là việc ông đã từ chối bảo vệ luận án tiến sĩ do đồng nghiệp đề xuất.

Chân dung thiên tài toán học người Nga Gtigori Perelman: Được mệnh danh là người thông minh nhất thế giới
Lẽ sống của ông là được cống hiến hết mình cho nghiên cứu.

Năm 1996, G. Perelman được trao giải thưởng dành cho các nhà toán học trẻ của Hiệp hội Toán học Châu Âu (EMS) nhưng ông đã từ chối nhận Sau đó không lâu, Liên minh Toán học Quốc tế (IMU) trụ sở tại Berlin (Đức) quyết định trao tặng Huy chương Fields- giải thưởng cao quý được mệnh danh là “Giải Nobel Toán học” cho G. Perelman nhưng ông từ chối đến Tây Ban Nha để nhận giải thưởng.

Đến đầu năm 2010, Viện Toán học Clay (CMI) – một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại thành phố Cambridge (Massachusetts, Mỹ) – đã đồng ý trao giải Thiên niên kỷ kèm theo phần thưởng 1 triệu đô la cho nhà toán học Nga G. Perelman vì đã chứng minh được Giả thuyết Poincar. Nhưng cũng như giải thưởng quốc tế trước, lần này ông vẫn tiếp tục từ chối.

Chân dung thiên tài toán học người Nga Gtigori Perelman: Được mệnh danh là người thông minh nhất thế giới
Grigori Perelman không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng.

Lần duy nhất Grigori chịu nhận giải thưởng là vào năm 1991. Năm đó ông được trao giải thưởng của hội Toán học trẻ Leningrad về những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn.

Giải thích lý do hững hờ với loạt giải thưởng/tiền thưởng, Grigori cho biết: “Tôi đã có tất cả những gì tôi muốn, vì vậy tôi không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng!”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phải lòng nữ điệp viên Liên Xô, Albert Einstein làm lộ bí mật phát triển vũ khí hạt nhân

Phải lòng nữ điệp viên Liên Xô, Albert Einstein làm lộ bí mật phát triển vũ khí hạt nhân

Đúng vậy! Einstein bị ám ảnh bởi một người phụ nữ trẻ hơn mình cả chục tuổi, thậm chí ông còn tiết lộ bí mật phát triển bom nguyên tử ở Liên Xô.

Đăng ngày: 29/07/2022
Eunice Foote: Người đầu tiên đo lường tác động của carbon dioxide đối với khí hậu!

Eunice Foote: Người đầu tiên đo lường tác động của carbon dioxide đối với khí hậu!

Eunice Foote là người đầu tiên phát hiện ra rằng carbon dioxide giữ nhiệt trong khí quyển.

Đăng ngày: 27/07/2022
Câu chuyện kì bí về tên sát nhân hàng loạt đầu tiên trong lịch sử

Câu chuyện kì bí về tên sát nhân hàng loạt đầu tiên trong lịch sử

Gilles de Rais gây khiếp sợ khắp nơi vì đã bắt cóc, giết chết rất nhiều trẻ em.

Đăng ngày: 18/07/2022
Bobby Fischer: Kẻ lập dị, một mình thi đấu cờ vua với 50 đối thủ cùng lúc

Bobby Fischer: Kẻ lập dị, một mình thi đấu cờ vua với 50 đối thủ cùng lúc

Bobby Fischer đã chơi cờ vua cùng lúc 50 đối thủ vào năm 1964.

Đăng ngày: 16/07/2022
Cha đẻ địa chất học với quan điểm ngược đời:

Cha đẻ địa chất học với quan điểm ngược đời: "Trái Đất già"

Cuối những năm 1700, nhà địa chất James Hutton hứng chịu chỉ trích khi cho rằng Trái Đất không phải mới 6.000 tuổi như quan điểm phổ biến thời đó.

Đăng ngày: 28/06/2022
Cuộc đời của Robert Hooke - Nhà khoa học khám phá ra tế bào

Cuộc đời của Robert Hooke - Nhà khoa học khám phá ra tế bào

Khám phá ra tế bào cùng nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực toán, cơ học, Robert Hooke qua đời bởi bệnh còi và chưa từng kết hôn.

Đăng ngày: 24/06/2022
Phi hành gia chó Laika và chuyến bay một đi không trở lại

Phi hành gia chó Laika và chuyến bay một đi không trở lại"

Từ một con chó hoang, Laika được chọn để trở thành sinh vật sống đầu tiên trong chuyến bay " tự sát", bay quanh quỹ đạo Trái Đất trên tàu Sputnik 2 năm 1957.

Đăng ngày: 17/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News