Chấn thương đầu của cầu thủ có thể giảm đáng kể bằng cách điều chỉnh độ căng của bóng
Để giảm các chấn thương đầu liên quan đến va chạm với bóng, các nhà khoa học đã tìm ra biện pháp điều chỉnh áp suất bên trong quả bóng sao cho phù hợp nhất.
Trong vài năm qua, giới nghiên cứu đã tập trung khá nhiều vào tầm quan trọng và hậu quả của chấn thương đầu trong thể thao. Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Journal of Sports Medicine cho thấy, đàn ông bị chấn động 1,1 lần trong mỗi 1.000 giờ chơi bóng đá, trong khi phụ nữ có tỷ lệ thậm chí còn cao hơn, 2,6 chấn động trên 1.000 giờ chơi bóng.
Nếu bóng quá ướt sẽ khiến nó vượt qua giới hạn trọng lượng quy định của NCAA.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Purdue cho biết, có từ 4% đến 22% chấn thương trong bóng đá là do các cầu thủ dùng đầu để điều hướng quả bóng. Chính từ những phát hiện như vậy đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Purdue, Mỹ tiến hành nghiên cứu hệ thống chụp chuyển động để đo lực tác động khi đá bóng.
Sau khi thử nghiệm đá với ba kích thước bóng là 4, 4,5 và 5 ở các mức áp suất khác nhau là 4, 8, 12 và 16 psi, các nhà khoa học đã tìm ra sự ảnh hưởng của áp suất không khí bên trong quả bóng và các yếu tố khác lên vùng đầu của người.
Các nhà nghiên cứu cho biết, để giảm nguy cơ chấn thương vùng đầu, cách tốt nhất là giảm độ cứng của quả bóng đập vào đầu bằng cách giảm áp suất bên trong bóng và hãy đổi khi chúng bị ướt.
Theo nghiên cứu, việc bơm bóng ở mức áp suất phù hợp trong phạm vi do các cơ quan quản lý bóng đá như NCAA và FIFA quy định sẽ giúp giảm khoảng 20% lực va chạm có thể dẫn đến chấn thương đầu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu bóng quá ướt sẽ khiến nó vượt qua giới hạn trọng lượng quy định của NCAA.
Áp suất bóng và độ hút nước thực tế dễ kiểm soát hơn.
Nhà nghiên cứu Eric Nauman cho biết, nếu quả bóng có áp suất quá cao hoặc bị ướt, nó sẽ biến thành một vũ khí cực kỳ nguy hiểm. Các cơ quan quản lý bóng đá thường điều chỉnh áp suất, kích thước, khối lượng và độ hút nước của quả bóng khi trận đấu bắt đầu nhưng trong nhiều trường hợp, các yếu tố này khó có thể kiểm soát xuyên suốt trận đấu. Đặc biệt khi số lượng bóng thay trong các trận đấu có thể sẽ rất nhiều mỗi khi bóng đi ra ngoài biên hoặc vọt xà.
Nghiên cứu của Purdue đánh giá tác động của từng thông số trên bóng đối với đến những thay đổi sinh lý thần kinh tiềm ẩn. Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá vận tốc của quả bóng và nhận thấy rằng, biến số này đóng góp nhiều nhất vào độ cứng của quả bóng.
Tuy nhiên, áp suất bóng và độ hút nước thực tế dễ kiểm soát hơn. Chỉ cần để bóng xì bớt hơi và lau sạch quả bóng. Hoặc đơn giản chỉ cần thay quả bóng mới. Nghiên cứu trước đây cho thấy, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đánh đầu vào bóng khoảng 12 lần trong một trận đấu và khoảng 800 lần trong cả mùa giải.
Nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ cách trọng lượng và tác động của quả bóng có thể thay đổi trong các điều kiện khác nhau. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng, các cơ quan quản lý thể thao và các nhà sản xuất sẽ quan tâm tới nghiên cứu này và tìm giải pháp giảm nguy cơ chấn thương vùng đầu do tác động của bóng.
Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí khoa học PLOS ONE cách đây không lâu.

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng
ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau.

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm
Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?
Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.
