Chàng trai 18 tuổi tái hiện toàn bộ vũ trụ bằng game Minecraft
Đam mê Minecraft - một trò chơi xây dựng nổi tiếng, Christopher Slayton đã tạo ra các lỗ đen, ngôi sao và thiên hà... theo một cách vô cùng ấn tượng.
Christopher Slayton, 18 tuổi, là một game thủ đam mê Minecraft từ lâu. Với một trò chơi cho phép người ta tạo ra lâu đài, vách đá và các đồ vật khác nhau bằng cách sử dụng khối lập phương, thì Slayton đã có một ý tưởng vô cùng táo bạo.
Chàng trai 18 tuổi đã dành hơn 2 tháng để tạo ra các lỗ đen, ngôi sao và thiên hà... nằm trong tầm có thể quan sát từ Trái đất chỉ bằng chiếc máy tính cá nhân và trò chơi Minecraft được tải sẵn.
Sau khi chia sẻ trên các mạng xã hội như Twitter, Reddit, Youtube... thành quả của Slayton đã khiến cộng đồng mạng bùng nổ: Video của anh chàng trên Youtube thu hút 3,7 triệu lượt xem sau một tuần đăng tải. Trên Reddit hay Twitter, mọi người đều tỏ ra kinh ngạc về mức độ chi tiết và rộng lớn của mô hình.
"Tôi đang làm gì với cuộc sống của mình vậy?" Slayton cho biết trong phần mô tả của video. "Tôi đã ngồi trong căn phòng nhỏ xíu, và ướt đẫm mồ hôi suốt 8 giờ đồng hồ để cố gắng tạo ra những đường cong trên một lỗ đen".
Sao Thổ được Slayton tái hiện trong trò chơi Minecraft với độ chính xác cực cao. (Ảnh trích từ clip).
Theo chia sẻ, vấn đề đầu tiên mà Slayton gặp phải là cố gắng tái tạo mặt tối và mặt sáng của các hành tinh như Trái đất, sao Hỏa... trong một trò chơi không hề có nguồn sáng.
Slayton cũng phải quan sát ảnh chụp rất tỉ mỉ, đồng thời áp dụng toán học nâng cao để tái tạo lại các lục địa và bề mặt của một hành tinh theo một tỷ lệ chính xác nhất có thể.
Với công trình của mình, Slayton hy vọng rằng anh sẽ thông qua Minecraft để thu hút cộng đồng và nhà đầu tư vào các dự án về đa vũ trụ, siêu vũ trụ hay đa chiều.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
