Chào nhé, tóc rối

Cảnh tượng bạn mắm môi chải đầu mà mái tóc vẫn ngoan cố rối mù sẽ trở thành quá khứ, nhờ việc các chuyên gia Đức tìm ra bí ẩn khiến tóc rối.

Các nhà khoa học từ Đại học Bayreuth khẳng định họ đã phát triển bản phân tích hiển vi đầu tiên - một cách chi tiết - hiện tượng xảy ra khi các sợi tóc xoắn lấy nhau, trở nên rối mù và rất khó chải.

Nghiên cứu này có thể mở đường cho việc phát triển các loại dầu gội, dầu xả tiên tiến và các sản phẩm khác để chăm sóc tóc bị hư hại. 

Ảnh: Chinadaily

Trong công trình này, nhóm đã phát minh ra một công nghệ độc nhất vô nhị cho việc phân tích tóc, bằng cách đếm những sợi tóc của một người trên một đầu mút đỡ dưới kính hiển vi nguyên tử, và đo phản ứng của chúng khi chạm với sợi tóc khác.

Các mẫu tóc thu được từ nhiều tình nguyện viên với nhiều màu khác nhau, từ vàng sáng cho đến hoe sẫm, trước hết được tẩy trắng, sau đó đem đi phân tích.

Nhóm nghiên cứu phát hiện tóc khó chải là do 2 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, những hư hại hóa chất trên bề mặt của sợi tóc (lớp cutin) tạo ra các chỗ lồi lõm như vảy cá, nhô ra vuông góc với các sợi tóc khác. Khi sợi tóc sượt qua nhau, các vảy cá này tạo ra nhiều ma sát hơn tóc mượt, khiến ta cảm giác xù xì và khó chải.

Để làm trơn tóc, theo nhóm nghiên cứu, các loại dầu dưỡng mới cần chứa tác nhân để vuốt trơn các vảy cá này, giúp làm giảm ma sát.

Nguyên nhân thứ hai khiến tóc rối là những biến đổi hóa học xảy ra khi sợi tóc va chạm nhau. Các điện tích âm tích lũy trên bề mặt tóc sinh ra lực đẩy giữa những sợi đơn lẻ. Lực đẩy này tạo ra ma sát và khiến tóc trở nên ráp, khó chải hơn.

Để giải quyết vấn đề này, các công thức dầu dưỡng tóc của tương lai cần bổ sung những polymer tích điện dương, nhằm làm trung hòa điện tích âm trên bề mặt tóc.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã có phát hiện trên, thì việc tìm ra một công thức phù hợp cho các loại tóc hư tổn cũng không phải dễ dàng, tiến sĩ Claudia Wood, nhà khoa học cao cấp tại BASF ở Đức, nhận định. Ngoài sự tương tác giữa các sợi, còn có rất nhiều yếu tố ngoại lai khác, như độ ẩm, hàm lượng nước trong tóc, độ khỏe của tóc... đều ảnh hưởng đến sự mượt mà của chúng.
Từ khóa liên quan:

cuộc sống

hóa học

tóc

tóc rối

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News