Chất cực độc bị giới khoa học che giấu 40 năm

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện dạng độc tố botulinum mới đầu tiên trong hơn 40 năm qua, nhưng giới khoa học lo lắng về hiểm họa tiềm ẩn của nó đối với loài người đến mức họ đang cố gắng giữ kín nhiều chi tiết về khám phá này.

Trang NPR đưa tin, khám phá về dạng độc tố botulinum mới đã được đăng tải trên tạp chí khoa học The Journal of Infectious Diseases, nhưng một số chi tiết nhất định đã bị loại bỏ để ngăn chặn nguy cơ sử dụng chất độc này làm vũ khí hóa học. David Hooper, biên tập viên của The Journal of Infectious Diseases tiết lộ,mặc dù bất kỳ nghiên cứu nào muốn được đăng tải trên tạp chí khoa học đều phải có báo cáo chi tiết, nhưng đây là mộ trường hợp ngoại lệ hiếm hoi.

Theo ông Hooper, một yêu cầu thông thường là, bài công bố phát hiện phải đề cập tới các chuỗi gene cần có để tạo nên chất độc mới. Nhưng do việc làm này tiềm ẩn nguy cơ an ninh, nên tạp chí đã quyết định giữ bí mật các thông tin như vậy cho tới khi giới khoa học phát triển được những phương pháp điều trị cho người bị nhiễm độc nó.


Cận cảnh vi khuẩn Clostridium botulinum - thủ phạm sản sinh ra độc tố botulinum. (Ảnh: Corbis)

Quyết định trên một lần nữa đã hướng sự chú ý của dư luận đến vấn đề "thông tin khoa học có thể bị lợi dụng cho những mục đích tiêu cực". Một số chuyên gia từng bày tỏ lo ngại rằng, thông tin về các công nghệ mới nếu được công bố rộng rãi có thể tạo ra những hiểm họa sức khỏe và an ninh tiềm tàng cho nhân loại.

Độc tố botulinum là một protein, chất độc thần kinh do vi khuẩn Clostridium botulinum sản sinh ra. Nó có thể vô cùng nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cho người nếu được ăn vào bụng hoặc xuất hiện trong vết thương nhiễm trùng hoặc hệ thống dạ dày - ruột của trẻ em.

Là chất độc thần kinh, độc tố botulinum có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các tế bào thần kinh trong cơ thể chúng ta, ngăn chặn các tín hiệu do những tế bào thần kinh này gửi tới não bộ hoặc các cơ khác nhau, do đó làm liệt vận động cơ và có thể gây ra chứng bại liệt một phần. Triệu chứng có tên gọi "ngộ độc thức ăn" này có thể gây chết người nếu không được chữa trị kịp thời.

Tuy nhiên, y học đã tìm được cách tận dụng khả năng làm liệt cơ của độc tố botulinum, cụ thể là dạng botulinum B để chữa những bệnh co cơ ngoài ý muốn, chẳng hạn như co giật nửa mặt, vẹo cổ do co cứng cơ,... Ngoài ra, trong lĩnh vực thẩm mỹ, tiêm chất Botox - tên gọi thương mại của độc tố botulinum A, vào những vùng cơ chọn lọc trên mặt sẽ gây liệt tạm thời những vùng cơ đó, tạo hiệu quả làm mờ nếp nhăn trên da mặt, đồng thời cũng tránh được sự hình thành những nếp nhăn mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Cách xử lý

Cách xử lý "chuẩn không cần chỉnh" khi bị hóc xương cá

Khi bị hóc xương cá, bạn cần phải nhanh chóng xử lý theo hướng dẫn dưới đây nhé.

Đăng ngày: 26/06/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News