Chất kịch độc có trong nước ngâm măng chua và 6 lưu ý để phòng tránh

Theo thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, cuối tháng 5 trung tâm đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ 44 tuổi từ Thái Nguyên ngộ độc do uống quá nhiều nước ngâm măng chua.

Bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê, nhiễm toan chuyển hóa, đang thở máy, tiêu cơ vân, tổn thương cơ tim.

Theo thông tin từ gia đình bệnh nhân và các bác sĩ tuyến dưới, lúc 16 giờ cùng ngày, bệnh nhân cùng chồng uống nước măng chua từ lọ măng chua của gia đình tự ngâm.

Được biết lọ măng này được gia đình ngâm khoảng 1kg măng tre và ngâm tươi để đã được 1 năm, dùng ăn dần.

Trước khi nhập viện, nữ bệnh nhân uống khoảng 200ml, còn chồng uống khoảng 30ml (không có biểu ngộ độc). Sau khi uống khoảng 5 phút, bệnh nhân kêu đau đầu, nôn nhiều, co giật toàn thân, hôn mê.

Tại bệnh viện tuyến dưới, bệnh nhân được xét nghiệm máu có tình trạng nhiễm toan chuyển hóa nặng, lactat máu tăng cao.

Bệnh nhân được cấp cứu ở tuyến trước, đặt ống nội khí quản, thuốc an thần, thở máy, truyền dịch và hội chẩn với Trung tâm chống độc từ xa, sau đó chuyển Trung tâm chống độc do nghi ngộ độc xyanua tiên lượng nặng hoặc có thể diễn biến phức tạp.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, trung tâm đã xét nghiệm mẫu măng người nhà mang tới. Kết quả xét nghiệm có chứa xyanua, bao gồm: nước măng, dịch dạ dày, máu, nước tiểu.

Sau 4 ngày điều trị tích cực bệnh nhân đã được rút nội khí quản.

Chất kịch độc có trong nước ngâm măng chua và 6 lưu ý để phòng tránh
Nước ngâm măng có chứa chất độc. (Ảnh minh hoạ: Internet).

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên xyanua là chất cực độc, liều thấp nhất có thể gây tử vong trên người là 0,56 mg/kg cân nặng. Với trọng lượng của bệnh nhân, uống 30mg xyanua đã có thể gây tử vong. Người chồng rất có thể do uống ít nên không bị ngộ độc.

Vì sao nước măng tre ngâm lại chứa độc tố?

Trong măng có chứa chất glycoside sinh xyanua là taxiphyllin, đồng thời, trong măng còn có một enzym là B-glycosidase có thể chuyển hóa taxiphyllin thành xyanua (HCN). Tuy nhiên, khi cây măng nguyên vẹn, enzym B-glycosidase ở trạng thái không tiếp xúc được với chất taxiphyllin nên không tạo ra xyanua.

"Khi cây măng bị làm đứt gãy, giập nát hoặc nhai (động vật hoặc con người ăn), hoặc măng được thái và ngâm thì enzym B-glycosidase sẽ tiếp xúc với chất taxiphyllin và chuyển chất này thành xyanua.

Ruột con người cũng có sẵn enzym B-glycosidase nên khi thức ăn là măng xuống tới ruột thì enzym này sẽ chuyển hóa taxiphyllin thành xynua và hấp thu vào cơ thể", bác sĩ Nguyên cho biết.

Trên thực tế, lượng độc tố trong măng nhanh chóng giảm xuống qua quá trình chế biến như luộc, ngâm, ủ. Trong tự nhiên, một số động vật dường như cũng có cách thích nghi và tự bảo vệ để có thể ăn được măng mà không bị ngộ độc. Ví dụ như gấu trúc có thể ăn rất nhiều trúc như một nguồn thức ăn chính hàng ngày.

Theo bác sĩ Nguyên khi ngâm măng, một lượng xyanua nhất định cũng được tạo ra, cả xyanua và chất taxiphyllin khuếch tán ra nước. Do đó, lượng độc tố trong măng có thể giảm đi nhưng các độc tố có trong nước có thể tăng lên. Nếu uống quá nhiều nước ngâm măng có thể bị ngộ độc.

Ngộ độc xyanua do ăn măng ở người rất hiếm gặp, chỉ khi ăn quá nhiều tới mức như ăn no măng, "ăn thay cơm" và đặc biệt là ăn măng tươi do lượng độc tố còn nhiều. Trong điều kiện ăn uống bình thường, người ăn có thể yên tâm múc vài thìa nhỏ nước măng làm gia vị mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Để phòng tránh ngộ độc xyanua do ăn măng và sắn, Trung tâm chống độc khuyến cáo:

  • Măng tươi trước khi ngâm trong lọ cần thái thành các miếng nhỏ và mỏng sau đó ngâm trước trong nước 24 giờ để loại bớt độc tố.
  • Nên luộc sôi kỹ (nếu có thể thì sôi trong 1-2 tiếng).
  • Lưu ý trong quá trình luộc hoặc ngâm măng cần thay nước nhiều lần để loại bỏ các độc tố một cách hiệu quả.
  • Người dân cũng nên tránh các tình huống ăn quá nhiều măng như ăn tới no, hoặc "ăn thay cơm".
  • Nước ngâm măng có thể làm gia vị nhưng không nên uống quá nhiều.
  • Với sắn, để tránh ngộ độc thì người dân cần bóc sạch toàn bộ vỏ, sau đó rửa sạch nhựa, ngâm kỹ trong nước hoặc thay nước nhiều lần và không nên ăn quá nhiều.

Kali xyanua là gì?

Natri xyanua là gì?

7 sự thật "khủng khiếp" về chất độc xyanua

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại hoa được ví như

Loại hoa được ví như "vương dược giải độc" và cách sử dụng đúng được lương y tiết lộ

Kim ngân hoa còn có tên khác là nhẫn đông đằng, tên khoa học là Lonicera japonica Thunb. Bộ phận cây của cây kim ngân hoa có thể dùng làm thuốc bao gồm hoa mới chớm nở, lá và dây.

Đăng ngày: 18/06/2023
Top 4 mẹo giúp giảm chất gây ung thư khi nướng thịt

Top 4 mẹo giúp giảm chất gây ung thư khi nướng thịt

Một số nghiên cứu cho rằng thịt nướng, nhất là các loại thịt đỏ, khi nướng ở nhiệt độ cao dễ hình thành các tác nhân gây ung thư.

Đăng ngày: 18/06/2023
Màn hình sẽ khiến một nửa dân số thế giới bị cận thị trong tương lai

Màn hình sẽ khiến một nửa dân số thế giới bị cận thị trong tương lai

Màn hình điện thoại, máy tính đóng vai trò quan trọng khiến tỷ lệ dân số thế giới bị cận thị ngày càng tăng.

Đăng ngày: 16/06/2023
Top 5 điều không nên làm khi uống bia mùa hè

Top 5 điều không nên làm khi uống bia mùa hè

Mùa hè nóng nực, uống bia để giải nhiệt là thói quen rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết những điều cấm kỵ này để tránh.

Đăng ngày: 16/06/2023
Kháng sinh tự

Kháng sinh tự "biến hình" - Vũ khí mới chống kháng thuốc

Các nhà khoa học mới đây đã tạo ra một thứ “vũ khí” mới chống lại những siêu vi khuẩn kháng thuốc - một loại kháng sinh có thể thay đổi hình dạng.

Đăng ngày: 15/06/2023
Thức uống từ loại hoa đang vào mùa giúp giảm lượng đường trong máu, thanh nhiệt

Thức uống từ loại hoa đang vào mùa giúp giảm lượng đường trong máu, thanh nhiệt

Hoa sen nở rộ từ tháng 5 đến tháng 7, không chỉ được sử dụng để trang trí, chế biến thực phẩm mà hoa sen còn được sử dụng để làm trà và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ.

Đăng ngày: 15/06/2023
Top 4 loại thực phẩm không nên ăn cùng đậu đũa

Top 4 loại thực phẩm không nên ăn cùng đậu đũa

Đậu đũa là một trong những loại rau ăn theo mùa rất phổ biến vào mùa hè, nó không chỉ thơm ngon mà còn giàu giá trị dinh dưỡng.

Đăng ngày: 15/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News