Chất thải nguy hại từ hàng triệu tấm pin mặt trời cũ đáng báo động

Những tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng, các thành phần độc hại như chì, cadmium... trong những tấm pin này được xử lý ra sao?

Ngoài các thành phần có khả năng gây nguy hiểm cho con người như chì và cadmium, các tấm pin mặt trời còn sử dụng nhiều loại vật liệu khác như thủy tinh, nhôm và silicon. Chúng có thể gây ra mối đe dọa cho môi trường nếu không được xử lý đúng cách và vứt vào bãi chôn lấp, theo trang Oil Price.

Chất thải nguy hại từ hàng triệu tấm pin mặt trời cũ đáng báo động
Rác pin mặt trời, nỗi lo không nhỏ của toàn cầu - (Ảnh: ENERGY CENTRAL).

Để giải quyết vấn đề này, nhiều quốc gia và khu vực đã đưa ra luật và tiêu chuẩn liên quan đến việc thải bỏ các tấm pin mặt trời một cách thích hợp.

Ví dụ, Chỉ thị về chất thải điện và điện tử (WEEE) của Liên minh châu Âu đưa ra các hướng dẫn chính xác về việc thu thập, xử lý, tái chế và thu hồi các tấm pin mặt trời.

Trong khi đó, Đạo luật Phục hồi và Bảo tồn tài nguyên Mỹ (RCRA) quy định việc xử lý và tiêu hủy nhiều chất thải nguy hại, trong đó có một số loại tấm pin mặt trời.

Tuy nhiên bất chấp những luật và quy định này, dữ liệu chỉ ra rằng chưa đến 10% số tấm pin đã ngừng hoạt động ở Mỹ được tái chế.

Tương tự như vậy, tỉ lệ tái chế các tấm pin mặt trời ở Liên minh châu Âu cũng vào khoảng 10%, mặc dù luật pháp EU quy định các nhà sản xuất tấm pin mặt trời phải thu hồi tối thiểu 80% khối lượng của mỗi tấm pin.

Tệ hơn nữa, các nỗ lực tái chế tấm pin mặt trời vẫn còn ở giai đoạn đầu và có thể không tiến triển đủ nhanh để loại bỏ những thiệt hại đã gây ra.

Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), thế giới có thể chứa 78 triệu tấn rác chỉ từ các tấm pin mặt trời vào năm 2050.

Dù thế nào đi nữa, điều quan trọng vẫn là đảm bảo các tấm pin mặt trời được tái chế hoặc lưu trữ thích hợp để tránh chúng bị đưa vào bãi chôn lấp và gây hại lâu dài cho môi trường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mảng kiến tạo Thái Bình Dương bị tách rời từ Nhật Bản đến New Zealand

Mảng kiến tạo Thái Bình Dương bị tách rời từ Nhật Bản đến New Zealand

Nghiên cứu mới nhất đã xác định được những điểm mới, mà tại đó mảng Thái Bình Dương đang đứt gãy và bị kéo xuống lớp phủ.

Đăng ngày: 25/02/2024
Nghĩa địa của hàng nghìn thùng chất thải phóng xạ

Nghĩa địa của hàng nghìn thùng chất thải phóng xạ

Hàng nghìn thùng phuy đang phân hủy ở đáy biển ngoài khơi Los Angeles có thể chứa chất thải phóng xạ chứa tritium và carbon-14.

Đăng ngày: 24/02/2024
Hành lang năng lượng sạch lớn nhất thế giới

Hành lang năng lượng sạch lớn nhất thế giới

Hành lang năng lượng sạch dọc sông Dương Tử sản xuất hơn 276 tỷ kilowatt giờ điện vào năm ngoái, tăng 5,34%.

Đăng ngày: 23/02/2024
Hệ thống thu giữ carbon ngay khi tàu container đang chạy

Hệ thống thu giữ carbon ngay khi tàu container đang chạy

Trong hành trình hai tháng trên biển, hệ thống của startup Anh Seabound giúp thu giữ 78% lượng carbon thải ra từ một động cơ phụ của tàu container.

Đăng ngày: 22/02/2024
Google sẽ công bố bản đồ rò rỉ methane trên toàn cầu

Google sẽ công bố bản đồ rò rỉ methane trên toàn cầu

Methane là khí nhà kính chiếm gần 1/3 phát thải khí nhà kính toàn cầu. Gần 40% phát thải methane do con người gây ra là từ các hoạt động khai thác và sử dụng dầu, khí và than.

Đăng ngày: 22/02/2024
Sự thật gây sốc: Một giếng methane phát thải bằng gần 800.000 chiếc ô tô

Sự thật gây sốc: Một giếng methane phát thải bằng gần 800.000 chiếc ô tô

Năm 2023, một giếng khai thác ở Kazakhstan rò rỉ 140.000 tấn methane, tương đương phát thải của gần 800.000 chiếc ô tô mỗi năm. Methane có tiềm năng gây ấm lên toàn cầu gấp 28 lần carbon dioxide.

Đăng ngày: 21/02/2024
Cháy rừng ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của một số loài

Cháy rừng ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của một số loài

Cháy rừng giết chết động vật này nhưng lại giúp động vật khác tồn tại, từ đó quyết định gene của loài nào được truyền lại cho thế hệ tương lai.

Đăng ngày: 21/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News