Châu Âu bắt tay NASA ngăn tiểu hành tinh có thể san phẳng một thành phố

Cơ quan Vũ trụ châu Âu cảnh báo tiểu hành tinh Dimorphos có thể san phẳng một thành phố nếu rơi xuống Trái đất. Họ vừa ký thỏa thuận trị giá 129 triệu euro với NASA để làm chệch hướng tiểu hành tinh này.

Ngày 15/9, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã ký thỏa thuận trị giá 129 triệu euro (154 triệu USD) để chế tạo tàu vũ trụ phục vụ dự án hợp tác với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhằm làm chệch hướng một tiểu hành tinh đang lao về Trái đất.

Châu Âu bắt tay NASA ngăn tiểu hành tinh có thể san phẳng một thành phố
ESA và NASA kết hợp nhằm làm chệch hướng một tiểu hành tinh đang lao về Trái đất. (Ảnh minh họa: NASA).

Theo đó, ESA và tập đoàn công nghệ vũ trụ OBH của Đức sẽ hợp tác phát triển tàu vũ trụ mang tên Hera. Với kích thước nhỏ gọn bằng một chiếc bàn, Hera có thể tự động điều hướng xung quanh tiểu hành tinh Dimorphos trong khi thu thập dữ liệu. 

Tàu này cũng sẽ phóng các vệ tinh nhỏ hình khối có chiều dài 10cm bay gần bề mặt tiểu hành tinh Dimorphos.

Dự kiến tàu Hera sẽ được ESA phóng vào tháng 10/2024 để lập bản đồ hố va chạm và đo khối lượng của tiểu hành tinh Dimorphos. Tàu này sẽ đạt đến điểm va chạm với tiểu hành tinh Dimorphos vào khoảng cuối năm 2026 và tiến hành một khảo sát kéo dài 6 tháng. 

Dự kiến tháng 6-2021, NASA sẽ phóng một tàu vũ trụ khác vào vị trí nằm trên hành trình va chạm với Dimorphos để xác định liệu có thể đẩy các vật thể gây đe dọa đối với Trái đất sang một hướng khác an toàn hơn hay không.

Tiểu hành tinh Dimorphos có đường kính 160m, bằng chiều rộng của Kim tự tháp Giza ở Ai Cập. ESA cảnh báo tiểu hành tinh này có thể san phẳng một thành phố nếu rơi xuống Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên phát hiện hành tinh khổng lồ quay quanh ngôi sao chết

Lần đầu tiên phát hiện hành tinh khổng lồ quay quanh ngôi sao chết

Trong nghiên cứu công bố hôm 16/9, các nhà thiên văn đã phát hiện một hành tinh có kích thước tương đương sao Mộc quay quanh tàn tích âm ỉ của một ngôi sao đã ngừng hoạt động.

Đăng ngày: 18/09/2020
Bắt đầu chu kỳ hoạt động mới của Mặt Trời

Bắt đầu chu kỳ hoạt động mới của Mặt Trời

Theo các chuyên gia tới từ NASA và Cơ quan Khí tượng Mỹ (NOAA), tháng 12/2019 đánh dấu chu kỳ hoạt động mới của Mặt Trời.

Đăng ngày: 17/09/2020
Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Một nhóm các nhà vật lý quyết định ước tính xem chúng ta mất bao nhiêu thời gian để đến được các hệ sao khác trong Dải Ngân hà bằng các tàu vũ trụ hiện có.

Đăng ngày: 17/09/2020
Bằng chứng bất ngờ về 3 Mặt trăng khổng lồ có thể đầy sự sống

Bằng chứng bất ngờ về 3 Mặt trăng khổng lồ có thể đầy sự sống

Một hiện tượng thần kỳ mới được phát hiện trên nhóm 4 mặt trăng Galilean của Sao Mộc, khiến 3 trong số chúng có đại dương nước lỏng có thể hỗ trợ sự sống.

Đăng ngày: 17/09/2020
Tìm ra hóa thạch sinh vật ngoài hành tinh già hơn Trái đất?

Tìm ra hóa thạch sinh vật ngoài hành tinh già hơn Trái đất?

Đại diện Viện Hàn lâm Khoa học Nga tuyên bố sẽ sớm công khai các bức ảnh có độ phân giải cao về hóa thạch các vi sinh vật ngoài hành tinh trong thiên thạch cổ đại Orhei.

Đăng ngày: 17/09/2020
Hàng nghìn ngôi sao tập trung giống đàn ong

Hàng nghìn ngôi sao tập trung giống đàn ong

Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ảnh những ngôi sao rực rỡ nằm sát nhau trong cụm sao cầu NGC 1805 thuộc chòm Kiếm Ngư.

Đăng ngày: 16/09/2020
Lý do cực thuyết phục để các phi hành gia phải mang cả súng lên vũ trụ

Lý do cực thuyết phục để các phi hành gia phải mang cả súng lên vũ trụ

Tại sao các phi hành gia phải mang súng lên vũ trụ? Họ sợ người ngoài hành tinh chăng? Hay là chiến tranh giữa các vì sao?

Đăng ngày: 15/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News