Cháy rừng cách đây 13.000 năm đã khiến cho hổ răng kiếm, sói dire và nhiều loài khác tuyệt chủng

Con người và lửa đã xua đuổi các loài động vật thời tiền sử. Giống như những gì đang xảy ra ở thời hiện đại.

Nếu bạn quay ngược thời gian về 140 thế kỷ trước, đến nơi mà ngày nay là California, bạn sẽ bắt gặp một số sinh vật mang tính biểu tượng của thời tiền sử. Những loài động vật khổng lồ như hổ răng kiếm hay dire wolves lang thang khắp nơi và con người lúc này mới chỉ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ trong 1.000 năm sau đó, mọi thứ đã thay đổi. Tất cả những loài động vật này đã biến mất và cảnh quan đã thay đổi hoàn toàn.

Các nhà nghiên cứu đã biết về sự tuyệt chủng hàng loạt này từ rất lâu thông qua những bằng chứng hóa thạch. Nhưng chính xác thì tại sao nó lại xảy ra thì vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Và giờ đây, một nghiên cứu mới đưa ra lời giải thích hợp lý: Sự tuyệt chủng này đến từ lửa.


Chuỗi sự kiện sinh thái được ghi lại tại Rancho La Brea, California.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã xem xét các bằng chứng khảo cổ và sinh học trong khu vực, tìm kiếm manh mối về nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng này. Họ phát hiện ra rằng, vào khoảng thời kỳ tuyệt chủng này, các đám cháy quy mô lớn đã tàn phá một hệ sinh thái vốn đang bị đe dọa do biến đổi khí hậu và tác động của con người.

Khoảng 14.000 năm trước, nhiệt độ ở bán cầu bắc bắt đầu tăng lên. Đó cũng là khoảng thời gian con người đến Bắc Mỹ.

Trên thực tế, tình hình rất giống với những gì đang xảy ra hiện nay.

Các tác giả viết: "Các điều kiện dẫn đến sự thay đổi trạng thái ở Nam California ngày nay đang tái diễn trên khắp miền Tây Hoa Kỳ và ở nhiều hệ sinh thái khác trên toàn thế giới". "Hiểu được sự tương tác giữa những thay đổi về khí hậu và con người trong việc thúc đẩy sự kiện tuyệt chủng trong quá khứ này có thể hữu ích".


Lục địa Bắc Mỹ là một vùng đất rộng lớn và hoang dã, nơi đây cũng là khu vực sinh sống của những loài thú lớn như gấu nâu, sói xám, bò rừng hay nai sừng tấm... Trên thực tế, hàng chục ngàn năm về trước nơi đây còn tồn tại rất nhiều loài động vật có kích thước khổng lồ hơn thế rất nhiều như voi ma mút hay hổ răng kiếm, chúng sinh sống và lang thang trên khắp lục địa này.

Khoảng 2/3 số loài động vật có vú lớn trên Trái đất, từ voi ma mút đến voi răng mấu, đã tuyệt chủng ở Bắc Mỹ vào cuối Kỷ băng hà cuối cùng. Điều này trùng hợp với những thay đổi về khí hậu cũng như sự tăng trưởng và mở rộng dân số loài người. Tuy nhiên, trong khi các nhà nghiên cứu hiểu rõ về những gì đã xảy ra, họ vẫn không biết chính xác mọi chuyện diễn ra như thế nào.

Phần lớn những gì chúng ta biết đều đến từ bằng chứng hóa thạch. Nhưng bằng chứng hóa thạch còn thưa thớt và không chính xác ở những khoảng thời gian này. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm một nguồn thông tin khác - và họ đã tìm thấy nó ở hố hắc ín La Brea Tar Pits gần Los Angeles ở California.

Hố hắc ín là một địa điểm đặc biệt và hiệu quả để bảo quản tàn tích của sinh vật, thường dẫn đến hóa thạch được bảo quản tốt. Nó chứa đựng hồ sơ gần như liên tục về động vật cỡ lớn từ hơn 55.000 năm trước đến Thế Holocen, 12.000 năm trước. Sử dụng hơn 160 xương từ bảy loài động vật khác nhau, các nhà nghiên cứu đã xem xét thời điểm và nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của những loài động vật từng mắc kẹt trong hắc ín và so sánh điều này với hồ sơ carbon.


Vào cuối Thế Pleistocen, mặc dù Trái đất đang ở thời kỳ băng hà, nhưng lục địa Bắc Mỹ vẫn được xem là thiên đường của những loài vật khổng lồ.

Họ phát hiện ra rằng quần thể động vật có vú ở miền nam California ổn định từ 15.000 đến khoảng 13.250 năm trước. Sau đó, có một sự sụt giảm đột ngột trong các quần thể động vật và tất cả đều tuyệt chủng vào khoảng 13.000 năm trước. Sự kiện tuyệt chủng này phù hợp với sự thay đổi trong môi trường, được đánh dấu bằng sự nóng lên và hỏa hoạn.

Các ghi chép về niên đại carbon cho thấy cháy rừng bắt đầu gia tăng từ 13.500 năm trước và đạt đỉnh điểm từ 13.200 đến 12.900 năm trước.

Con người đến bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ từ 16.000 đến 15.000 năm trước và sống cùng với các loài động vật cỡ lớn trong 2.000 đến 3.000 năm cho đến khi những loài động vật này tuyệt chủng - và rất có thể, điều này không phải ngẫu nhiên mà con người đóng vai trò chính trong sự tuyệt chủng hàng loạt.

Được hỗ trợ bởi khí hậu thay đổi khiến thảm thực vật khô cằn, con người có thể đã tự mình đốt một số đám cháy để xua đuổi động vật và giúp việc săn bắt chúng dễ dàng hơn.


Sự giết chóc vô tội vạ của loài người cùng với biến đổi khí hậu đã khiến cho các loài động vật có vú lớn ở Bắc Mỹ biến mất và đặt dấu chấm hết cho thời đại của những loài sinh vật khổng lồ trên lục địa Bắc Mỹ.

Michael Waters, một trong những tác giả nghiên cứu, cho biết trong một thông cáo báo chí: "Lửa cháy là cách mà một số lượng nhỏ người có thể gây ra tác động lớn trên một khu vực rộng lớn". "Nghiên cứu này có ý nghĩa đối với những thay đổi mà chúng ta thấy ở miền nam California ngày nay. Nhiệt độ đang tăng lên và khu vực này đang khô dần. Chúng tôi cũng nhận thấy sự gia tăng đáng kể các vụ hỏa hoạn".

Các nhà nghiên cứu lập luận rằng những phát hiện của nghiên cứu cho thấy lịch sử có thể đang lặp lại. Những thách thức mà loài động vật cỡ lớn phải đối mặt trong kỷ băng hà cuối cùng cũng giống như những gì đang xảy ra trên khắp các hệ sinh thái. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 1,1 độ C, kết hợp với sự biến đổi cảnh quan lớn do hoạt động của con người.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.

Ý nghĩa của hố hắc ín đối với cổ sinh vật học

Hố hắc ín là những vũng nhựa đường nặng, dính có thể bẫy động vật, thực vật và các chất hữu cơ khác. Khi một con vật bị mắc kẹt trong hố hắc ín, nó có thể thu hút những kẻ săn mồi và ăn xác thối, những kẻ này cũng có thể bị mắc kẹt. Điều này dẫn đến sự tích tụ của nhiều sinh vật khác nhau ở một địa điểm.

Tính chất đặc, dính của hắc ín loại bỏ oxy. Môi trường kỵ khí này làm chậm hoặc ngăn chặn sự phân hủy chất hữu cơ của vi khuẩn. Nhiều quá trình hóa thạch chỉ bảo tồn các phần cứng như xương, răng và vỏ. Còn trong các hố hắc ín, việc thiếu oxy và tính chất bao bọc của hắc ín đôi khi có thể dẫn đến việc bảo quản các mô mềm.

Khi một sinh vật được bao bọc trong hắc ín, nó sẽ được bảo vệ khỏi những sinh vật ăn xác thối có thể phân tán hoặc tiêu thụ phần còn lại của xác. Nhựa đường cũng cung cấp một rào cản vật lý che chắn phần còn lại khỏi thời tiết và xói mòn. Theo thời gian, các lớp trầm tích có thể tích tụ trên hắc ín, bao bọc các sinh vật trong một môi trường ổn định. Lớp bổ sung này hỗ trợ thêm cho việc bảo quản bằng cách thêm áp lực và bảo vệ.

Các hố hắc ín có thể bẫy các sinh vật trong thời gian dài. Điều này có nghĩa là chúng có thể cung cấp hồ sơ liên tục hoặc bán liên tục về các sinh vật sống trong một khu vực theo thời gian. Điều này có thể là vô giá đối với các nhà cổ sinh vật học muốn tìm hiểu hệ sinh thái và sự tiến hóa của các môi trường trong quá khứ.

Bản chất của hố nhựa đường khiến chúng tương đối dễ phát hiện. Xương và những phần còn sót lại có thể nhô ra khỏi hố một phần hoặc được tìm thấy gần bề mặt. Điều này có thể làm cho việc khám phá hóa thạch trở nên đơn giản hơn so với trong các bối cảnh địa chất khác, nơi cần phải đào sâu và khai thác cẩn thận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa

Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Đăng ngày: 06/05/2025
Cuộc giải cứu

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen

Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Đăng ngày: 02/05/2025
Kỹ thuật mới giúp giải phóng

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi

Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được

Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.

Đăng ngày: 29/04/2025
Quét laser, hàng ngàn

Quét laser, hàng ngàn "bóng ma" Maya 3.000 năm hiện ra giữa rừng già Guatemala

Nhờ sự sử dụng LiDAR, các nhà khảo cổ phát hiện hàng ngàn công trình và khu định cư cổ xưa của người Maya, bao gồm tháp, đền đài và đường sá.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News