Chế tạo robot siêu nhỏ giúp điều trị khối u

Một công ty khởi nghiệp ở Australia sắp đưa robot siêu nhỏ vào sâu trong hộp sọ con người để điều trị các bệnh về não như hội chứng Dandy-Walker và u thần kinh đệm.

Bionaut Labs lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng robot siêu nhỏ có thể tiêm vào cơ thể và dẫn vào não bằng nam châm trong vòng hai năm tới. Theo nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Michael Shpigelmacher, tương tự điện thoại di động hiện nay chứa nhiều linh kiện nhỏ hơn hạt gạo, robot siêu nhỏ do công ty phát triển từng được xem như khoa học viễn tưởng vào thập niên 1950 và 1960.

Chế tạo robot siêu nhỏ giúp điều trị khối u
Robot siêu nhỏ của Bionaut Labs. (Ảnh: AFP).

Hợp tác với viện nghiên cứu Max Planck của Đức, Bionaut Labs sử dụng năng lượng từ để đẩy robot thay vì dùng kỹ thuật quang học hoặc siêu âm để tránh gây hại cho cơ thể. Các cuộn từ đặt bên ngoài hộp sọ của bệnh nhân được nối với máy tính, cho phép điều khiển từ xa và đưa robot tới khu vực cần điều trị của bộ não, trước khi lấy ra theo cùng lộ trình. Toàn bộ quá trình sử dụng ít điện hơn 10 - 100 lần so với chụp cộng hưởng từ.

Trong một mô phỏng, robot có dạng trụ kim loại dài vài milimet chậm rãi di chuyển theo đường đi lập trình sẵn trong hộp chứa đầy gel với mật độ tương tự não người. Sau khi tới gần túi chứa chất lỏng màu xanh dương, robot phóng cực nhanh và xuyên qua túi bằng đầu nhọn để chất lỏng chảy ra.

Các nhà nghiên cứu dự định sử dụng robot để đâm các nang chứa dịch bên trong não khi thử nghiệm lâm sàng bắt đầu sau hai năm nữa. Nếu thành công, quá trình có thể được ứng dụng để điều trị hội chứng Dandy-Walker hiếm gặp ảnh hưởng tới trẻ em. Người mắc bệnh bẩm sinh này có thể phát triển những nang to bằng quả bóng golf, sưng to và gia tăng áp lực lên não, dẫn tới hàng loạt biến chứng thần kinh nguy hiểm.

Bionaut Labs đã thử nghiệm robot trên động vật lớn như cừu và lợn. Dữ liệu cho thấy robot an toàn đối với con người. Nếu được thông qua, robot mới có nhiều lợi thế so với các phương pháp điều trị bệnh rối loạn thần kinh hiện nay. "Phần lớn phương pháp phẫu thuật và can thiệp vào não bị hạn chế do chỉ thực hiện được theo đường thẳng. Công nghệ robot siêu nhỏ cho phép tiếp cận mục tiêu mà bạn không thể tới gần theo lộ trình an toàn hết mức có thể", Shpigelmacher nói.

Năm ngoái, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép cho Bionaut Labs thử nghiệm lâm sàng công nghệ để điều trị hội chứng Dandy-Walker và u thần kinh đệm, những khối u não rất khó xử lý.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỹ thuật HYBRiD làm mô trong suốt: Tăng tốc nghiên cứu nhiều bệnh trong tương lai

Kỹ thuật HYBRiD làm mô trong suốt: Tăng tốc nghiên cứu nhiều bệnh trong tương lai

Kỹ thuật HYBRiD làm mô trong suốt của Viện Nghiên cứu Scripps (Mỹ) được nhận định có thể giúp dễ dàng phân tích các quá trình sinh học trên cơ thể người và các bệnh như Covid-19….

Đăng ngày: 14/04/2022
Ngứa hoài không hết vì đàn

Ngứa hoài không hết vì đàn "sinh vật lạ"... bơi trong mắt

Các bác sĩ đã chụp ảnh, quay video cảnh tượng có một không hai trước khi chấm dứt cơn ngứa khó chịu cho người đàn ông: Hơn chục sinh vật lạ nhỏ bé đang bơi lội nhiệt tình trong mắt.

Đăng ngày: 12/04/2022
Gạo vo kỹ liệu có giảm dinh dưỡng?

Gạo vo kỹ liệu có giảm dinh dưỡng?

Gạo lứt hay gạo trắng đều nhiều canxi, vitamin, chất khoáng nhưng vo kỹ hoặc xay xát nhiều, bảo quản không đúng khiến dinh dưỡng bị hao hụt.

Đăng ngày: 12/04/2022
Quá nhạy cảm là gì? Liệu bạn có phải 1 người quá nhạy cảm?

Quá nhạy cảm là gì? Liệu bạn có phải 1 người quá nhạy cảm?

Bạn có thấy mình cảm nhận được những cảm giác mờ nhạt mà người khác lại không cảm nhận được không? Bạn có dễ bị giật mình không?

Đăng ngày: 12/04/2022
Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa ở sâu trong phổi của người sống

Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa ở sâu trong phổi của người sống

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học đã phát hiện hạt vi nhựa nằm sâu trong phổi của người sống.

Đăng ngày: 11/04/2022
Tác động của tức giận đối với cơ thể như thế nào?

Tác động của tức giận đối với cơ thể như thế nào?

Tức giận không làm chúng ta thoải mái hơn, ngược lại còn tác động xấu đến sức khỏe.

Đăng ngày: 10/04/2022
Phát hiện mới về chất tạo ngọt trong nước giải khát không đường

Phát hiện mới về chất tạo ngọt trong nước giải khát không đường

Một nghiên cứu quy mô lớn của các nhà khoa học Pháp cho thấy ăn, uống chất tạo ngọt có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư nhiều hơn 13%.

Đăng ngày: 10/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News