Chế tạo trái tim nhân tạo hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới

Trái tim nhân tạo to bằng nắm tay người lớn, có khả năng cung cấp đủ lượng máu cho một nam giới trưởng thành khi tập thể dục.

Các nhà nghiên cứu tại Trường đại học Monash cùng các kỹ sư từ Công ty BiVACOR của Úc đang chế tạo trái tim nhân tạo hoạt động hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới.

Chế tạo trái tim nhân tạo hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới
Trái tim nhân tạo của BiVACOR - (Ảnh: fiercebiotech.com).

Trái tim nhân tạo hoàn chỉnh BiVACOR được chế tạo dựa trên công nghệ bơm máu quay. Có kích thước tương tự như nắm tay người lớn, thiết bị này đủ nhỏ để có thể cấy vào cơ thể phụ nữ và một số trẻ em, có khả năng cung cấp đủ lượng máu cho một nam giới trưởng thành khi tập thể dục.

Hiện nay, một số người bị suy tim sử dụng máy bơm cơ học cấy ghép, nhưng các thiết bị này thường chỉ hỗ trợ một tâm thất. Những bệnh nhân sử dụng máy bơm này phải mang theo máy tính dùng cho máy bơm và pin nặng.

Trong khi đó, BiVACOR sẽ là thiết bị y tế đầu tiên trên thế giới hoạt động như một trái tim nhân tạo hoàn chỉnh, với tất cả các thiết bị điện được đặt bên trong.

Ông David Kaye - người đứng đầu Chương trình tim mạch nhân tạo của Đại học Monash và là giám đốc khoa tim mạch của Bệnh viện Alfred - cho biết: "Thiết bị lấy máu qua một đầu vào và có một cánh quạt bên trong và đẩy máu ra bên kia. Các bộ phận thực sự thông minh của thiết bị liên quan đến việc kiểm soát lượng dòng chảy đi qua máy bơm, liên quan đến thiết kế của cánh quạt bên trong, được điều khiển bằng điện. Thiết bị này sẽ thay thế hoàn toàn cho một trái tim tự nhiên".

Cho đến nay, dự án đã nhận được tài trợ ban đầu để phát triển tim nhân tạo thông qua Quỹ Tương lai nghiên cứu y tế, cũng như huy động được các nguồn tài trợ quốc tế. Hiện nhóm đang tập trung cho việc mở rộng hoạt động để có thể cung cấp trái tim nhân tạo trên thị trường trong vòng 6 năm tới, với các thử nghiệm lâm sàng sẽ bắt đầu vào năm sau.

Suy tim là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai ở Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, tại Úc mỗi ngày có 118 người qua đời do suy tim. Ước tính căn bệnh này gây thiệt hại cho nền kinh tế Úc hơn 5 tỉ AUD (4 tỉ USD) mỗi năm. Hiện có hơn 300.000 người Úc đang sống chung với bệnh suy tim, với 30.000 trường hợp mới được chẩn đoán hằng năm.

Do nhu cầu vượt xa nguồn cung, hàng nghìn người Úc đang chờ được cấy ghép tim. Những người bị suy thất phải hoặc trái thường không thích hợp để sử dụng các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học và thường tử vong trong thời gian chờ đợi được hiến tặng tim.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nước sôi để nguội nên uống trong mấy ngày?

Nước sôi để nguội nên uống trong mấy ngày?

Theo các chuyên gia, nước nấu sôi để nguội nếu không bảo quản, che chắn kỹ sẽ bị nhiễm bụi, nhiễm vi sinh và có thể gây ngộ độc cho người uống.

Đăng ngày: 17/06/2021
Đột biến gene - nguyên nhân gây dị dạng mạch máu não thể hang

Đột biến gene - nguyên nhân gây dị dạng mạch máu não thể hang

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một đột biến gen mới gây ra dị dạng mạch máu não thể hang (CCM), một chứng rối loạn mạch máu não.

Đăng ngày: 16/06/2021
Hiểm họa đằng sau nụ hôn của người lớn với trẻ sơ sinh

Hiểm họa đằng sau nụ hôn của người lớn với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ bị lây nhiễm virus, vi khuẩn từ nụ hôn của người lớn.

Đăng ngày: 16/06/2021
Con người có khả năng tái tạo các bộ phận cơ thể

Con người có khả năng tái tạo các bộ phận cơ thể "chưa được khai thác"?

Điều gì sẽ xảy ra nếu con người thực sự có thể tái tạo các bộ phận cơ thể? Đây là câu hỏi nghe có vẻ khá hoang đường, nhưng đó là điều mà các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm ra.

Đăng ngày: 16/06/2021
Người đàn ông mất cảm giác sợ hãi sau khi phẫu thuật não

Người đàn ông mất cảm giác sợ hãi sau khi phẫu thuật não

Một người đàn ông cho biết anh đã mất cảm giác sợ hãi sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật não. Điều này khiến anh trở nên vô cảm trước các mối nguy hiểm trong cuộc sống.

Đăng ngày: 15/06/2021
Phát triển thành công in 3D mô gan người trong phòng thí nghiệm

Phát triển thành công in 3D mô gan người trong phòng thí nghiệm

Hai nhóm nghiên cứu tham gia cuộc thi của NASA phát triển thành công mô gan người có thể sống 30 ngày trong phòng thí nghiệm.

Đăng ngày: 15/06/2021
Phát triển thành công mũi điện tử phát hiện ung thư

Phát triển thành công mũi điện tử phát hiện ung thư

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania đã phát triển một chiếc mũi điện tử có thể đánh hơi các dấu hiệu ung thư từ mẫu huyết tương.

Đăng ngày: 14/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News