Chỉ 2 loài ếch và rắn xâm lấn làm thế giới mất 16 tỉ USD thiệt hại

Theo một nghiên cứu được công bố ngày 29-7, ếch Mỹ và rắn cây nâu đã khiến thế giới tổn thất ước tính khoảng 16 tỉ USD từ năm 1986 đến 2020 do gây ra nhiều vấn đề từ thiệt hại mùa màng đến mất điện.


Ếch Mỹ tại trang trại ếch Jurong ở Singapore - Ảnh: REUTERS

Ếch Mỹ và rắn cây nâu được xem là 2 loài xâm lấn, tức sinh vật du nhập từ một nơi khác vào vùng bản địa và sinh sôi khó kiểm soát, đe dọa nghiêm trọng đến hệ động thực vật bản địa.

Hãng tin Reuters cho biết nghiên cứu trên thu thập số liệu bằng cách tổng hợp chi phí liên quan đến 2 loài xâm lấn này trong các tài liệu hoặc các nghiên cứu được đánh giá có độ tin cậy cao.

Dù vậy, con số 16 tỉ USD chủ yếu đến từ các ước tính hơn là các quan sát thực nghiệm.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, loài ễnh ương Mỹ màu nâu và xanh, hay còn gọi là ếch bò Mỹ, có thể nặng hơn 0,9kg, gây ra tác động lớn nhất ở châu Âu.

Nhà nghiên cứu Ismael Soto tại Đại học Nam Bohemia (Cộng hòa Czech), trưởng nhóm nghiên cứu, cũng cho biết loài rắn cây nâu đã sinh sôi nảy nở một cách không kiểm soát trên các đảo Thái Bình Dương, bao gồm đảo Guam và quần đảo Marianna.

Theo ông Soto, quân đội Mỹ được cho là đã đưa loài này đến những địa điểm trên trong Thế chiến thứ 2. Loài rắn này có lúc nhiều đến mức chúng bò lên các thiết bị điện và gây mất điện.

Nhà nghiên cứu đến từ Cộng hòa Czech nhấn mạnh cần đầu tư để kiểm soát việc vận chuyển các loài xâm lấn khắp toàn cầu, giúp tránh khoản tổn thất từ việc giải quyết hậu họa.

"Ngày nay, buôn bán vật nuôi là con đường chính cho những loài này (di chuyển đến lãnh thổ mới), đặc biệt là nay mọi người đều muốn có được một con rắn quý hiếm nhất. Chúng tôi đề xuất liên tục cập nhật danh sách đen các loài bị cấm buôn bán", ông Soto nói với Reuters.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"

Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News