Chỉ còn 1/5 vùng đất trên hành tinh chưa khai phá
Con người đã khai phá hầu hết các nơi trên hành tinh. Và giờ đây, theo tính toán của các nhà nghiên cứu, chỉ còn 1/5 vùng đất không có băng trên Trái đất là chưa bị ảnh hưởng bởi con người.
Một nhóm các nhà nghiên cứu do Tiến sĩ Jason Riggio, Đại học California, Mỹ, đã phân tích bốn bản đồ riêng biệt cho thấy ảnh hưởng của con người trên toàn thế giới vào các thời điểm khác nhau giữa năm 2009 và 2015. Sau đó, họ đã tạo ra một bản đồ toàn cầu làm nổi bật những khu vực mà con người có ảnh hưởng ít nhất.
Dãy núi Denali ở Alaska, Mỹ. Vẫn còn những vùng hoang dã nơi con người không có ảnh hưởng. (Ảnh: Getty Images).
Các nhà nghiên cứu đã xác định các khu vực có ảnh hưởng rất thấp của con người là đất không bị người dân chiếm giữ, sử dụng hoặc chỉ chứa dân số mật độ thấp của người bản địa. Đây là những khu vực hoang dã chủ yếu có du khách tham quan chứ chưa có người sinh sống.
Sau khi loại trừ ước tính 10% Trái đất hiện là vùng đất băng giá như Nam Cực và phần lớn sông băng ở Bắc Cực hoặc ở những nơi khác trên thế giới và tính toán sai số giữa bốn bản đồ, các nhà khoa học đã tìm thấy 21% đất còn lại trên Trái đất có ảnh hưởng của con người rất thấp.
Vùng đất có ảnh hưởng của con người thấp - những khu vực không được người dân sử dụng hoặc chiếm đóng nhiều, với mật độ người và gia súc thấp, chiếm khoảng 46% diện tích đất không băng của hành tinh.
Hầu hết các khu vực ảnh hưởng của con người thấp trên hành tinh là những vùng đất lạnh, cao hoặc khô, chẳng hạn như phong cảnh Bắc Cực, khu vực núi cao hoặc sa mạc. Ngược lại, chỉ có khoảng 10% đất cỏ và rừng khô có ảnh hưởng của con người thấp, Tiến sĩ Riggio nói.
Phân tích cho thấy xu hướng chung là Trái đất tiếp tục mất cảnh quan tự nhiên và ảnh hưởng của con người đang gia tăng trên toàn cầu, Tiến sĩ Riggio cho biết.
Theo ông, bản đồ ảnh hưởng con người toàn cầu là rất quan trọng để hiểu được mức độ và cường độ áp lực của con người đối với hệ sinh thái của Trái đất. Làm nổi bật một số khu vực còn lại trên Trái đất với ít tác động của con người cũng có thể giúp các chính phủ và tổ chức lập kế hoạch và ưu tiên khu vực nào trên thế giới cần bảo vệ.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...
