Những thực phẩm không nên dùng chung với cà chua
Cà chua vừa là một loại rau, vừa là một loại trái cây. Nó có màu sắc tươi sáng, vị chua ngọt thanh mát, thích hợp cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt, cà chua là một loại quả có tác dụng bảo vệ sức khỏe.
Thực phẩm kỵ với cà chua
Các bạn nữ rất thích cà chua, bởi vì trong cà chua có chứa rất nhiều vitamin C, giúp làm sáng da, duy trì hoạt động của làn da, ngăn ngừa lão hóa. Ngoài ra, lycopene trong cà chua có thể ngăn chặn tia cực tím độc hại, là một loại “kem chống nắng” tự nhiên dành cho mọi người.
Thường xuyên ăn cà chua không chỉ giúp bạn có làn da đẹp, mà còn cải thiện tiêu hóa và thể lực. Cà chua mang lại nhiều công dụng như vậy, cũng một phần do cách bạn sử dụng, ăn nó đúng cách. Nếu bạn ăn cà chua chung với các loại thực phẩm dưới đây, tác dụng chưa kể đến thì nguy hiểm với sức khỏe đã ập vào.
1. Khoai lang
Khoai lang là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không kém gì cà chua. Chúng chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và các nguyên tố vi lượng, được công nhận là thực phẩm giúp kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, hai loại thực phẩm tốt này lại không được ăn chung với nhau. Bởi vì trong khoai lang có hàm lượng tinh bột khá cao, khi đi vào cơ thể sẽ có phản ứng lên men, tạo ra chất có tính axit. Chất này với pectin có trong cà chua sẽ phản ứng với nhau, gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Vì vậy, chúng ta không nên ăn chung cà chua với khoai lang.
2. Dưa chuột
Trong dưa chuột có một chất gọi là enzyme phân giải, ảnh hưởng đến vitamin trong cà chua.
Dưa chuột và cà chua đều là loại quả mùa hè, vừa thanh mát vừa bổ dưỡng. Dưa chuột chứa nhiều nước, có tác dụng làm mát, dịu cơn khát. Bên cạnh đó, loại quả này còn chứa hàm lượng vitamin cao, nuôi dưỡng cơ thể, giữ ẩm cho da.
Trong dưa chuột có một chất gọi là enzyme phân giải, ảnh hưởng đến vitamin trong cà chua. Enzyme đó sẽ phân giải vitamin C, làm mất tác dụng của cà chua mang lại. Do đó, chúng ta thường thấy những người ăn kiêng, giảm cân thường ăn salad dưa chuột và cà chua để làm giảm lượng calo có thể được cơ thể hấp thụ.ư
Vì vậy, nếu là người không cần ăn kiêng, giảm cân mà muốn cơ thể mình được hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng từ 2 loại rau quả này, tốt nhất bạn không nên ăn chúng cùng lúc.
3. Cua
Cua là loại hải sản giàu nguyên tố vi lượng, protein, axit amin và các chất dinh dưỡng khác thiết yếu cho cơ thể. Vì nó là hải sản, nếu ăn cùng với cà chua chứa vitamin C, chúng sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo thành các chất độc hại, đe dọa đến tính mạng con người. Do đó, không nên mạo hiểm ăn cua chung với cà chua.
4. Đường trắng
Khi chúng ta ăn cà chua với đường trắng, dễ đau bụng, gây tiêu chảy.
Cà chua xay, trộn với đường là một món đơn giản, giúp giải khát vào mùa hè. Tuy nhiên, một số người sẽ có những phản ứng bất lợi sau khi ăn món này như đau bụng, tiêu chảy.
Điều này là trong món ăn này xuất hiện một loại sán, tạm gọi là “sán đồ ngọt” “tác quái”. Chúng thích ăn đường, kẹo mạch nha, siro. Bởi vậy khi chúng ta ăn cà chua với đường trắng, chúng sẽ đi cùng vào bụng, gây tiêu chảy, thậm chí là viêm loét đường ruột. Cách tốt hơn hết là thay thế đường trắng bằng mật ong, vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe.
Ngoài một số loại không ăn chung với cà chua kể trên, chúng ta cũng nên chú ý một số điều sau:
- Không nên ăn cà chua khi bụng đói: Bởi khi bụng đói, axit dạ dày tiết ra nhiều, rất dễ phản ứng với một số chất trong cà chua, gây ra đau bụng, đầy hơi.
- Không ăn cà chua xanh: Cà chua chưa chín có chứa solanine độc hại, ăn nhiều sẽ bị chóng mặt, buồn nôn.
- Khi chọn cà chua nên chọn quả to, đầy đặn, màu sắc tươi đều.
Những loại thực phẩm không thể ăn chung với nhau vì dễ gây ngộ độc, tiêu chảy
Chi tiết bộ quần áo đặc biệt của phi hành gia vừa lên trạm ISS

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?
Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng
Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu
