Chiêm ngưỡng 10 ngọn núi lửa đẹp nhất ở Nga

Rất nhiều ngọn núi ở Nga ban đầu là núi lửa, gồm cả Elbrus - đỉnh núi cao nhất của nước này - và lượng lớn núi lửa đang hoạt động ở Kamchatka.

Hơn 200 ngọn núi lửa ở Nga, trong đó 30 đến 60 núi lửa được xem là đang hoạt động, trong khi phần còn lại được cho là đã tắt.

1. Núi Shiveluch, Kamchatka

Kamchatka là nơi có hầu hết các núi lửa đang hoạt động ở Nga, dù chưa rõ số lượng chính xác. Một số không hoạt động trong nhiều thế kỷ hoặc đã biến đổi nên không thể nhận ra, một số chìm xuống biển và trở thành đảo, một số phát triển thành núi bình thường.

Shiveluch, ngọn núi lửa đang hoạt động ở cực bắc Kamchatka, phun trào khá thường xuyên, gần như hai năm một lần. Một trong những đợt phun trào gần đây nhất xảy ra vào tháng 11/2022. Cột tro bụi của nó thường cao tới 4,5 km, bao phủ cả ngôi làng Kluchi nằm dưới chân núi.

2. Núi Klyuchevskaya Sopka, Kamchatka

Cùng với Shiveluch, người hàng xóm thân thiết của nó là Klyuchevskaya Sopka, ngọn núi lửa cao nhất ở Nga và Á-Âu (4850 m), “thức giấc” vào tháng 11/2022.. Núi này phun trào 50 lần trong 270 năm nghiên cứu, tạo ra cột tro cao tới 5 km trong không khí. Các đợt phun trào của nó có thể kéo dài từ vài tuần đến cả năm.

Klyuchevskaya Sopka là ngọn núi lửa tương đối trẻ, chỉ mới 7.000 năm tuổi. Dù nguy hiểm nhưng với vẻ đẹp như tranh vẽ, ngọn núi rất thu hút khách du lịch.

3. Núi Tolbachik, Kamchatka

Tolbachik được hình thành bởi hai ngọn núi lửa: Sharp Tolbachik và Flat Tolbachik. Trong đó Flat đang hoạt động và là một trong những núi lửa "ngoạn mục" nhất. Bất cứ khi nào nó phun trào, dòng dung nham lỏng chảy xuống hai bên tạo thành những dòng sông lửa. Hiện tượng xảy ra lần cuối vào năm 2012.

4. Núi lửa Kronotsky, Kamchatka

Lần phun trào gần đây nhất của núi lửa này trên bờ biển Thái Bình Dương được ghi nhận vào năm 1923. Dù ngọn núi lửa bị sông băng bao phủ, hiện không hoạt động, nhưng du khách vẫn mãn nhãn với công viên quốc gia Kronotsky xinh đẹp dưới chân núi, với hồ Kronotsky cũng như thung lũng Geysers nổi tiếng.

5. Núi Tyatya, đảo Kunashir

Một phần lớn của quần đảo Kuril từng chỉ bao gồm núi lửa. Trên thực tế, rất nhiều trong số chúng đã chìm dưới nước, nhưng một số núi lửa vẫn đang hoạt động. Chẳng hạn, biểu tượng của đảo Kunashir là ngọn núi lửa có tên Tyatya (1.819 m), phun trào lần cuối vào năm 1981. Các nhà khoa học dự đoán nó sẽ không hoạt động trong một thế kỷ nữa. Ngọn núi lửa nằm ở một nơi đẹp như tranh vẽ, mặc dù xa xôi và vắng vẻ, nhưng nó vẫn là giấc mơ của nhiều khách du lịch mạo hiểm.

6. Núi Alaid, đảo Atlasov

Trong khi đó, Alaid, ngọn núi lửa cao nhất trong dãy Kuril (2.339 m), hoàn toàn ngược lại, hoạt động trở lại trong những năm qua. Nó phun trào vào tháng 9 và tháng 10/2022, phun ra tro bụi cao tới 3,5 km. Do những đợt phun trào thường xuyên nên gần đây nó đã thay đổi hình dạng, nhiều đường hình nón và đường hầm mới được hình thành.

7. Núi Moneron, vùng Sakhalin

Cả một hòn đảo ở vùng Sakhalin từng là ngọn núi lửa. Ngày nay, đảo Moneron có một trong những công viên đẹp nhất Viễn Đông, nơi du khách có thể nhìn thấy nơi sinh sản của chim trong đá, nơi sinh sống của hải cẩu và thiên nhiên nguyên sơ. Núi lửa Moneron tắt vài triệu năm trước.

8. Núi lửa Kropotkin, Buryatia

Trong dãy núi Vostochnye Sayany có một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động cách đây 12.000 năm. Nó mang tên của Pyotr Kropotkin, nhà địa lý và nhà cách mạng nổi tiếng người Nga. Theo tiêu chuẩn núi lửa, ngọn núi này không cao lắm - khoảng 120 mét. Tuy nhiên, nó nằm ở một nơi tuyệt đẹp, bao quanh bởi những con sông và thung lũng những ngọn núi lửa đã tắt.

9. Núi Hirvas, Karelia

Núi lửa Hirvas là một trong những núi lửa lâu đời nhất trên hành tinh, dừng hoạt động hơn 2 tỷ năm trước. Ngày nay, nó trông giống như những tảng đá được rừng bao phủ, nhiều vết lõm vào với những đập, hồ và thác nước. Đây là một trong những thắng cảnh thiên nhiên ngoạn mục nhất của Karelia.

10. Núi Elbrus, Kavkaz

Núi Elbrus cũng là ngọn núi lửa không hoạt động. Một số nhà khoa học tin rằng nó có thể thức dậy sớm nhất là vào thế kỷ này. Elbrus hơn hai triệu năm tuổi và lần phun trào cuối cùng diễn ra hơn 1.500 năm trước. Đỉnh núi cao 5.642 mét, là điểm cao nhất của Nga.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Một chiếc thuyền máy cũ vô chủ nhô lên khỏi lớp bùn đất nứt nẻ như một tấm bia mộ khổng lồ. Văn bia của nó có thể viết: Đây là vùng nước của Hồ Mead.

Đăng ngày: 23/02/2025
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Đăng ngày: 13/02/2025
Khí hậu Địa Trung Hải

Khí hậu Địa Trung Hải

Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Đăng ngày: 12/02/2025
Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Đăng ngày: 11/02/2025
Một loại nhiên liệu bỗng chốc

Một loại nhiên liệu bỗng chốc "tái sinh" trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Trong lúc toàn thế giới đang hướng đến mục tiêu giảm tối đa lượng cacbon, không ai ngờ được loại nhiên liệu gây hại cho môi trường này đột nhiên "một bước lên mây".

Đăng ngày: 09/02/2025
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 08/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News