Chiến thuật giúp nhện ăn thịt kiến to gấp đôi

Ban đêm, nhện diệt kiến Australia rình kiến đi ngang qua, sau đó lao ra tấn công với những bước di chuyển khéo léo và nhanh nhẹn.

Chiến thuật giúp nhện ăn thịt kiến to gấp đôi
Nhện diệt kiến Australia hạ gục con mồi. (Ảnh: Alfonso Alceves)

Nhóm chuyên gia tại Đại học Macquarie, Australia, cùng hai đồng nghiệp tại Đại học Hamburg, Đức, tìm ra cách mà nhện diệt kiến Australia (Euryopis umbilicata) dùng để bắt những con kiến đường dải (Camponotus consobrinus) to lớn hơn. Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Từ lâu giới khoa học đã biết nhện diệt kiến Australia ăn thịt kiến đường dải. Cả hai sinh vật này đều sống trên cây bạch đàn hoặc xung quanh cây. Ban ngày nhện ẩn mình trong vỏ cây, đến tối thì chui ra săn kiến. Kiến đường dải trèo lên cây để kiếm ăn vào ban đêm. Nhưng đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa rõ làm thế nào loài nhện nhỏ bé có thể bắt con mồi có kích thước gần gấp đôi chúng.

Trong nghiên cứu mới, nhóm nhà khoa học sử dụng camera tốc độ cao để ghi hình các chuyến đi săn của nhện, sau đó xem lại ở chế độ chuyển động chậm. Họ phát hiện, nhện sử dụng một số động tác thú vị để "vô hiệu hóa" kiến.

Các chuyến săn bắt đầu bằng việc nhện bám vào thân cây, sau đó chờ kiến xuất hiện. Khi đó, nhện nhảy lên không trung và dùng chân sau để dính một sợi tơ vào con mồi. Tuy nhiên, kẻ đi săn không dừng lại. Nó lập tức nhảy lộn nhào qua kiến, sau đó treo lủng lẳng bên dưới, ngoài tầm với của kiến.

Tiếp theo, kẻ săn mồi bắt đầu di chuyển vòng quanh kiến, dùng tơ quấn quanh con vật. Cuối cùng, kiến bị bọc lại, không thể tự vệ hay di chuyển. Khi đó, nhện trèo lên mình kiến và tiêm chất độc. Sau khi kiến chết, nhện mang con vật đến nơi khác an toàn hơn để đánh chén. Nhóm nghiên cứu cho biết, một yếu tố quan trọng giúp chuyến săn thành công là tốc độ di chuyển của nhện - nhanh đến mức kiến không kịp phản ứng.

Trong số 60 chuyến săn được ghi hình, các nhà khoa học nhận thấy kỹ thuật của nhện rất hiệu quả. Chúng thành công đến 87% khi bắt kiến. Chúng cần thành công như vậy vì kiến chiếm khoảng 90% thức ăn của nhện. Nhóm nghiên cứu kết luận, chiến thuật tấn công mà nhện diệt kiến Australia sử dụng là duy nhất từng ghi nhận trong thế giới các loài nhện.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh tượng đại bàng vàng quăng sơn dương xuống từ vách núi gây sốc

Cảnh tượng đại bàng vàng quăng sơn dương xuống từ vách núi gây sốc

Đại bàng vàng dùng móng vuốt quắp sơn dương chamois nặng gấp khoảng 10 lần, sau đó giết chết con mồi bằng cách thả rơi từ trên cao.

Đăng ngày: 26/09/2022
Sứa hoa đào - Loài sứa được mệnh danh là

Sứa hoa đào - Loài sứa được mệnh danh là "hóa thạch sống"

Sứa hoa đào đã sống trên Trái đất cách đây hơn nửa tỷ năm, từ rất lâu trước khi những loài khủng long đầu tiên xuất hiện.

Đăng ngày: 26/09/2022
Gấu toàn thân trắng muốt hiếm có, không phải bạch tạng xuất hiện ở Mỹ

Gấu toàn thân trắng muốt hiếm có, không phải bạch tạng xuất hiện ở Mỹ

Tỷ lệ loài gấu đen có bộ lông trắng muốt toàn thân ngoài tự nhiên là 1 triệu con mới có 1.

Đăng ngày: 24/09/2022
Gia đình tá hỏa khi phát hiện trăn khủng chui lên từ ống thoát nước nhà bếp

Gia đình tá hỏa khi phát hiện trăn khủng chui lên từ ống thoát nước nhà bếp

Một gia đình tại Thái Lan đã có phen hốt hoảng khi phát hiện con trăn cỡ lớn chui lên từ bên dưới ống thoát nước của bồn rửa bát trong nhà bếp.

Đăng ngày: 23/09/2022
Trung Quốc nhân bản sói Bắc Cực, mở ra hướng cứu động vật quý hiếm nhưng gây tranh cãi

Trung Quốc nhân bản sói Bắc Cực, mở ra hướng cứu động vật quý hiếm nhưng gây tranh cãi

Sói Bắc Cực, còn được gọi là sói trắng, là một phân loài của sói xám có nguồn gốc từ lãnh nguyên Bắc Cực, thuộc quần đảo Bắc Cực phía bắc của Canada.

Đăng ngày: 23/09/2022
Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?

Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Đăng ngày: 22/09/2022
Trăn nuốt chửng cá sấu bằng cách nào?

Trăn nuốt chửng cá sấu bằng cách nào?

Trăn Miến Điện chỉ dài hơn 5,5 m và nặng 90 kg nhưng có thể nuốt chửng con mồi lớn như hươu và cá sấu nhờ cấu tạo da ở hàm dưới.

Đăng ngày: 22/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News