Chiều nay, áp thấp đi vào các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng
Áp thấp nhiệt đới với sức gió cấp 6, 7, giật cấp 8 sẽ đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng gây mưa lớn.
Theo Trung tâm khí tượng thuỷ văn Trung ương, lúc 4h ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 220km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km mỗi giờ), giật cấp 9.
Sóng xô đá từ bãi biển lên hè đường tại Đồ Sơn, Hải Phòng. (Ảnh: Giang Chinh).
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km. Với tốc độ di chuyển như trên, chiều nay (25/9) áp thấp sẽ đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng với sức gió cấp 6, giật cấp 8.
Đến 16h cùng ngày, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên đất liền khu vực Quảng Ninh-Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km mỗi giờ), giật cấp 8.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, suy yếu thành một vùng áp thấp và tan dần trên khu vực vùng núi phía Bắc.
Cơ quan khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của áp thấp, gây gió mạnh, sóng lớn trên biển: Ở khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh dần lên cấp 6, trưa và chiều tăng lên cấp 7, giật cấp 9; sóng biển cao 2-3m; biển động mạnh.
Trên đất liền, từ chiều nay các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8. Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, từ sáng nay có mưa; riêng khu Đông Bắc có nơi mưa trên 150 mm.
Khu vực Hà Nội, từ chiều 25/9 sẽ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to.
Để ứng phó với áp thấp, Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đã có công điện yêu cầu các tỉnh thành ven biển từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa thông báo cho tàu thuyền biết diễn biến áp thấp nhiệt đới để chủ động thoát khỏi vùng nguy hiểm. Các địa phương phải giữ liên lạc với chủ tàu, xử lý khi có tình huống xấu.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?
Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới
Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?
Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.

Sấm sét là gì? Tại sao có sấm sét?
Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên trái đất của chúng ta, đó là sấm sét. Nó là một luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ mà nó phóng xuống.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.
