Chiều tối nay, bão số 5 đổ bộ đất liền từ Quảng Ngãi đến Khánh Hoà
Bão số 5 đang di chuyển nhanh với vận tốc 15-20km/h và tiếp tục mạnh lên. Dự kiến bão đi vào đất liền Quảng Ngãi - Khánh Hòa trong chiều nay.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 30/10, bão số 5 (tên quốc tế là Matmo) tiếp tục mạnh lên. Lúc 7h, tâm bão nằm trên khu vực phía tây bắc quần đảo Trường Sa. Hiện, bão cách đất liền các tỉnh Bình Định - Khánh Hòa khoảng 260 km về phía đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 9, giật cấp 11.
Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 130 km tính từ tâm bão.
Bão di chuyển nhanh, gió giật cấp 11-12
Trong ngày, bão di chuyển nhanh chủ yếu theo hướng tây với vận tốc 15-20 km/h và có khả năng mạnh thêm. Đến 19h ngày 30/10, tâm bão ngay trên vùng biển ven bờ các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ở cấp 9 (90 km/h), giật cấp 11-12.
Những giờ sau, bão Matmo giữ nguyên vận tốc và cường độ, thẳng hướng tây và đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa rồi suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới rồi vùng áp thấp
Đến 7h ngày 31/10, trung tâm vùng áp thấp trên khu vực phía đông Campuchia.
Dự báo đường đi của bão Matmo trong những giờ tới. (Đồ họa: Nhân Lê).
Do ảnh hưởng của bão, ở khu vực bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 11-12; biển động rất mạnh.
Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11-12, sóng biển cao 3-5 m, vùng gần tâm bão 4-7 m.
Nam Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động.
Từ trưa và chiều nay (30/10), trên đất liền các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 10-11; Đà Nẵng, Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; Ninh Thuận có gió giật cấp 6-7; Gia Lai, Đắc Lắk gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Mưa rất lớn ở Trung Bộ, Tây Nguyên
Trong các ngày 30-31/10, từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên mưa rất lớn. Tổng lượng mưa tại các khu vực trong cả đợt có thể đạt mức 300-400 mm. Mưa lớn có thể tập trung nhiều nhất tại Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với tổng lượng 400-600 mm/đợt.
Mưa lớn sẽ tiếp diễn tại các khu vực này, sau đó mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ trong các ngày 31/10-2/11. Trong thời gian này, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế mưa lớn với tổng lượng 300-500 mm/đợt.
Trước tình hình bão diễn biến phức tạp, ngày 29/10, UBND tỉnh Khánh Hòa có công điện khẩn gửi các cơ quan ban ngành ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ trên địa bàn.
Tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo Sở Giáo dục Đào tạo, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và các cơ sở trên địa bàn cho học sinh, sinh viên nghỉ học trong 2 ngày 30-31/10.
Tỉnh này cũng cấm biển, không cho tàu cá, tàu du lịch và các phương tiện đường thủy ra khơi sau 12h ngày 30/10. Đối với các ngư dân, các hộ nuôi trồng thủy sản ở các lồng bè trên biển phải vào bờ trước 16h ngày 30/10.
Về thời tiết biển, do ảnh hưởng của bão, ở khu vực bắc và giữa Biển Đông, vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa hiện có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, biển động rất mạnh.
Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 3-5 m, vùng gần tâm bão 4-7 m.
Nam Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
