Chim cánh cụt lạc vào New Zealand
Một chú chim cánh cụt Hoàng đế sống ở Nam Cực đã bất ngờ xuất hiện tại bờ biển New Zealand và gây xôn xao cho người dân cũng như các chuyên gia ở đây.
Chú chim cánh cụt này có thể đã bơi một quãng đường hơn 3.000 km từ Nam Cực đến New Zealand. Đây được xem là hiện tượng hiếm thấy trong suốt 44 năm qua khi một loài sinh vật Nam Cực được tìm thấy ở đây. Lần gần nhất chim cánh cụt Hoàng đế xuất hiện ở New Zealand là vào năm 1967 tại biển Oreti.
Chú chim cánh cụt Hoàng đế bị "lạc đường" ở New Zealand. Ảnh: BBC
"Thật ngạc nhiên khi được nhìn thấy một trong những loài chim cánh cụt ở bờ biển Kapiti", Christine Wilton, người đầu tiên phát hiện ra chú chim này nói. "Chú chim chắc là đã đi lạc đường".
Cô cũng nói rằng khung cảnh này làm cô liên tưởng đến bộ phim nổi tiếng "Happy feet", trong đó cũng có một chú chim cánh cụt trẻ bị đi lạc.
Theo các chuyên gia, chú chim cánh cụt Hoàng đế này có thể đã được sinh ra trong mùa đông Nam Cực và đang tìm kiếm thức ăn khi bị lạc. Chú chim chỉ khoảng 10 tháng tuổi, nặng 10 kg và cao 80cm. Hoàng đế là loài cao nhất và lớn nhất trong các loài chim cánh cụt. Chúng có thể cao tới 122 cm và nặng 34 kg.
Theo BBC, việc di cư của chim cánh cụt đến những khu vực sinh sản ở Nam Cực đã từng được ghi chép trong tài liệu năm 2005 có tên "Cuộc diễu hành của những chú chim cánh cụt", trong đó nhấn mạnh rằng chúng có khả năng sống sót và sinh sản bất chấp khí hậu khắc nghiệt của mùa đông ở vùng này.
"Chú chim này có thể đã bơi trên biển một vài tháng và lên bờ để nghỉ ngơi", Colin Miskelly, một chuyên gia thuộc Bảo tàng New Zealand nói.
Tuy nhiên, Miskelly cho rằng chú chim này cần phải tìm đường trở về miền nam ngay nếu muốn sống sót, bởi nó có thể ăn cát ướt. "Nó không biết rằng cát sẽ không tan chảy khi vào trong cơ thể", Miskelly nói, "Chim cánh cụt thường ăn tuyết vì đó thực chất là chất lỏng".
Tạm thời, chú chim có thể uống nước muối thay cho tuyết vào mùa hè.
Một nhóm các bậc phụ huynh đã đưa con em mình đến bãi biển miền tây North Island để ngắm nhìn chú chim cánh cụt lạc đường này. Một vài người đã chụp lại hình chú đứng yên lặng trên cát hay nằm trên những bọt biển. Tuy nhiên, họ được khuyên rằng nên đứng cách xa chú chim này khoảng 10 m để tránh gây sợ hãi và không được để các chú chó lại gần.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.

Tinh Tinh chưa phải là loài gần nhất với tổ tiên con người?
Các nghiên cứu về cơ bắp của Bonobo và phát hiện ra chúng liên quan chặt chẽ với con người hơn so với Tinh Tinh thông thường.

Những loài vật có khả năng "thành tinh" trên Trái đất
Trẻ mãi không già, mất đầu cũ - mọc đầu mới, trường sinh bất lão... là những khả năng có 1-0-2 của các loài động vật "sống dai" này.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.
