Chim ruồi có thể nhìn thấy màu sắc "vô hình"

Với 4 tế bào hình nón, chim ruồi đuôi rộng có thể phát hiện những màu nằm ngoài phổ nhìn thấy được của con người, nghiên cứu mới cho biết.

Đó là những màu không thuộc quang phổ hay dải màu sắc giống như cầu vồng. Mắt người với 3 tế bào hình nón chỉ quan sát được duy nhất một màu nằm ngoài quang phổ, đó là màu tía.

Sắc tía (có phạm vi giữa màu đỏ và xanh lam) không xuất hiện trong dải cầu vồng nhưng chúng ta có thể nhìn thấy nó là do hai tế bào nón tương ứng với ánh sáng lam sóng ngắn và ánh sáng đỏ sóng dài bị kích thích cùng lúc.

Tuy nhiên, mắt chim ruồi lại có thêm một tế bào nón riêng biệt có khả năng nhận diện màu sắc này, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia hôm 22/6. Tầm nhìn với 4 tế bào nón của chúng được gọi là tetrachromacy.

"Các nhà sinh vật học từ lâu đã cho rằng một số loài chim có thể phân biệt nhiều loại màu sắc hơn con người, nhưng nghiên cứu của chúng tôi là lần đầu tiên xác nhận đó là trường hợp của chim ruồi", tác giả của nghiên cứu Mary Caswell Stoddard, Phó giáo sư khoa sinh thái học và tiến hóa sinh học của Đại học Princeton của Mỹ cho biết. 

Chim ruồi có thể nhìn thấy màu sắc vô hình
Chim ruồi đuôi rộng đực. (Ảnh: CNN).

Stoddard cùng các cộng sự đã sử dụng phòng thí nghiệm sinh học Rocky Mountain ở Gothic, bang Colorado để thiết lập các thử nghiệm ngoài trời đối với loài chim ruồi đuôi rộng. Quá trình nghiên cứu diễn ra suốt mùa hè và liên tục trong ba năm.

Họ sử dụng thiết bị đèn LED tùy chỉnh để hiển thị hai màu khác nhau trên các bề mặt tròn, bên cạnh nguồn thức ăn khác nhau. Một nguồn chứa thức ăn hấp dẫn đối với chim ruồi - được gọi là phần thưởng - ví dụ như nước đường, trong khi phần còn lại chỉ chứa nước thường.

Trước bình minh, nhóm nghiên cứu đặt cạnh mỗi nguồn thức ăn một ống đèn LED. Mỗi ống phát ra ánh sáng khác nhau. Họ thường xuyên thay đổi vị trí của các ống màu và cứ mỗi lần như vậy, những con chim ruồi đã nhanh chóng nhận biết được màu nào liên quan đến phần thưởng chỉ sau vài giờ.

Các ống đèn LED đã hiển thị một dải màu sắc đa dạng gồm cả những màu không thuộc quang phổ như hỗn hợp tia cực tím + lục, đó là cách các nhà nghiên cứu nhận diện các thành phần ánh sáng mà chim ruồi có thể nhìn thấy.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra chim ruồi đuôi rộng có thể phát hiện các màu và hỗn hợp màu không thuộc quang phổ, như màu tía, tia cực tím + lục, tia cực tím + đỏ và tia cực tím + vàng. Chúng thậm chí có thể phân biệt hai hỗn hợp tia cực tím khác nhau, hoặc giữa chúng với các thành phần màu gốc.

"Tôi đã rất hồi hộp khi quan sát những con chim học cách phân biệt hai màu khác nhau nhưng lại trông giống hệt trong mắt chúng ta", Stoddard chia sẻ. "Chim ruồi là loài thông minh. Chúng học cách liên kết màu sắc với thức ăn rất nhanh. Khả năng này giúp chúng nhận biết hoa nào có mật ngọt thông qua màu sắc".

Các nhà nghiên cứu đã phân tích tổng cộng 3.315 màu khác nhau từ lông động vật và thực vật, sau đó đi đến kết luận rằng 30% màu lông và 35% màu thực vật mà chim ruồi thấy được là các màu không thuộc quang phổ.

"Màu sắc mà chúng tôi thấy tại cánh đồng hoa dại ở địa điểm nghiên cứu thực sự đã rất ấn tượng. Nhưng trong con mắt siêu thị lực của chim ruồi, cảnh tượng chắc chắn còn rực rỡ hơn nữa", David Inouye, Cựu Giáo sư khoa sinh học của Đại học Maryland College Park, đồng tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh.

Khả năng nhận biết nhiều màu có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó cung cấp thông tin về bạn tình, động vật săn mồi và nguồn thức ăn. Phát hiện mới của nhóm nghiên cứu bởi vậy rất hữu ích trong việc bảo tồn chim ruồi.

"Chúng tôi đang nghiên cứu cách chim ruồi sử dụng màu sắc để tìm hoa và gây ấn tượng với bạn tình, đồng thời xem những hành vi này có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi biến đổi khí hậu", Stoddard nói thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Gà nuôi ngày nay được thuần hóa từ gà lôi đỏ ở Đông Nam Á

Gà nuôi ngày nay được thuần hóa từ gà lôi đỏ ở Đông Nam Á

Gà là động vật nuôi phổ biến nhất thế giới, bổ sung nguồn protein từ động vật lớn nhất cho nhân loại.

Đăng ngày: 27/06/2020
Vì sao loài chuột bạch có mặt khắp nơi trên thế giới?

Vì sao loài chuột bạch có mặt khắp nơi trên thế giới?

Nghiên cứu mới đã tìm ra quá trình thuần hóa loài chuột bạch và con đường để loài vật này có mặt khắp nơi trên thế giới.

Đăng ngày: 26/06/2020
Cá chép khổng lồ nặng 51kg bất ngờ cắn câu cần thủ

Cá chép khổng lồ nặng 51kg bất ngờ cắn câu cần thủ

Cần thủ 54 tuổi dành khoảng hai tuần câu cá dưới hồ nước trước khi bắt được con cá khổng lồ thuộc họ cá chép.

Đăng ngày: 25/06/2020
Cảnh tượng hiếm: Bầy sư tử kéo nhau ngủ trên cây gai độc

Cảnh tượng hiếm: Bầy sư tử kéo nhau ngủ trên cây gai độc

Cảnh tượng hiếm thấy mới đây vừa được chụp lại tại Uganda (châu Phi) khi bầy sư tử ung dung nghỉ ngơi trên cành cây phủ gai cực độc.

Đăng ngày: 23/06/2020
Tìm thấy rùa cá sấu khổng lồ trong khu dân cư ở Mỹ

Tìm thấy rùa cá sấu khổng lồ trong khu dân cư ở Mỹ

Một con rùa nặng 30kg vừa được tìm thấy trong khu dân cư ở hạt Fairfax, Virginia. Kích thước to lớn của nó đã gây hoang mang cho người dân địa phương.

Đăng ngày: 20/06/2020
Chiến thuật giúp cá cầu vồng né đòn tấn công của kẻ thù

Chiến thuật giúp cá cầu vồng né đòn tấn công của kẻ thù

Nghiên cứu mới cho thấy cá cầu vồng tự vệ bằng cách dụ kẻ săn mồi tấn công phần đầu sau đó đột ngột đổi hướng để tẩu thoát.

Đăng ngày: 17/06/2020
Vì sao cá sấu có thể

Vì sao cá sấu có thể "làm thịt" kẻ thù ngay cả khi ngủ?

Cá sấu là loài bò sát sống dưới nước. Nhờ kích thước lớn, bộ hàm mạnh khỏe, chúng là một trong những loài động vật ăn thịt đáng sợ nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 16/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News