Chim sẻ "ma cà rồng" chuyên uống máu chim điên

Chim điên chân đỏ trên đảo Wolf ở quần đảo Galápagos đang trở thành nạn nhân của chim sẻ ma cà rồng thay vì động vật có vú ăn thịt.

Chim sẻ ma cà rồng chuyên uống máu chim điên
Chim sẻ vây quanh một con chim điên để uống máu. (Ảnh: simonjpierce)

Sinh sống trên đảo Wolf và Darwin, chim sẻ ma cà rồng thích nghi với tài nguyên thiếu thốn bằng cách uống máu vài lần trong năm. Chim sẻ ở quần đảo Galápagos từng được ghi nhận có phần mỏ khác nhau tùy theo chế độ ăn gồm quả, côn trùng hay hạt. Nhưng vào thời điểm nước khan hiếm, chúng chọn uống máu từ chim điên, theo IFL Science.

Đảo Wolf cực khô hạn vào phần lớn thời gian trong năm, theo tổ chức bảo tồn phi lợi nhuận Galápagos. Dù thực vật trên đảo ra hạt trong những đợt mưa ngắn, nguồn thức ăn này không tồn tại lâu cho những con chim sẻ đói mồi, buộc chúng phải tìm kiếm nguồn hơi ẩm và dưỡng chất thay thế. Theo giả thuyết phổ biến của các nhà nghiên cứu, ban đầu chúng ăn ký sinh trùng trên bộ lông của chim điên Nazca và chim điên chân đỏ bằng cách mổ vào cơ thể. Giờ đây, chim sẻ tiến xa hơn một bước khi sử dụng mỏ để mổ và uống máu chảy ra từ cơ thể chim điên. Khi một con chim sẻ tạo ra vết thương, những con chim sẻ khác sẽ xếp hàng chờ tới lượt ăn.

Dù hành vi trên có vẻ dã man, hành vi kiếm ăn của chim sẻ dường như không khiến chim điên bận tâm. Tuy nhiên, chúng không dừng lại ở đó. Chim sẻ ma cà rồng còn nhắm vào trứng chim điên. Nếu không thể mổ vỡ lớp vỏ, chúng tìm cách đập quả trứng bằng cách đẩy từ nơi cao xuống. Thay đổi quá lớn ở chế độ ăn thậm chí ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn đường ruột của chim sẻ ma cà rồng, khiến chúng khác hẳn các đồng loại ăn quả, hạt và côn trùng. Theo một nghiên cứu năm 2018, chim sẻ ma cà rồng (Geospiza septentrionalis) có hệ vi khuẩn đường ruột độc đáo do chế độ ăn giống động vật ăn thịt.

Kết quả nghiên cứu sâu hơn phát hiện hệ vi khuẩn của chim sẻ ma cà rồng có nhiều điểm tương tự dơi hút máu. Đây có thể là ví dụ về tiến hóa đồng quy, trong đó hai loài không liên quan tiến hóa những đặc điểm giống nhau. Chúng đều có lượng vi khuẩn Peptostreptococcaceae cao so với cá thể không hút máu. Loại vi khuẩn này dường như khá hữu ích nếu cần xử lý nhiều natri và sắt từ chế độ ăn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chính phủ Mỹ kêu gọi thợ săn tiêu diệt 500.000 con cú

Chính phủ Mỹ kêu gọi thợ săn tiêu diệt 500.000 con cú

Cục Cá và Động vật hoang dã Mỹ muốn thợ săn bắn hơn 500.000 con cú lông sọc để góp phần bảo vệ các loài bản xứ khác.

Đăng ngày: 09/12/2023
Tinh tinh Đông Phi thực sự đã bước vào thời kỳ đồ đá

Tinh tinh Đông Phi thực sự đã bước vào thời kỳ đồ đá

Trong một khám phá đáng ngạc nhiên gần đây được tiết lộ cho cộng đồng khoa học, tinh tinh Đông Phi đã chứng tỏ trí thông minh và kỹ năng đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 08/12/2023
Bí mật về linh dương Eland - loài linh dương to lớn nhất còn tồn tại trên thế giới

Bí mật về linh dương Eland - loài linh dương to lớn nhất còn tồn tại trên thế giới

Linh dương Eland là loài động vật to lớn, dù chiều cao tính tới vai chỉ dưới hai mét nhưng chúng có thể nặng tới hơn 1 tấn.

Đăng ngày: 08/12/2023
Tinh tinh đầu đàn bất ngờ lao tới trộm mồi của đại bàng

Tinh tinh đầu đàn bất ngờ lao tới trộm mồi của đại bàng

Một con đại bàng ở thung lũng Issa phía tây Tanzania trải qua một bữa ăn khó nhằn khi tinh tinh đực đầu đàn bất ngờ lao ra và trộm mất con mồi của nó.

Đăng ngày: 08/12/2023
Australia bắt đầu tiêu diệt 14.000 con ngựa hoang

Australia bắt đầu tiêu diệt 14.000 con ngựa hoang

Nhà chức trách bang New South Wales dự định bắn chết 14.000 con ngựa hoang từ trực thăng để cứu hệ sinh thái và động vật bản xứ.

Đăng ngày: 08/12/2023
Cụ rùa già nhất thế giới đón sinh nhật lần thứ 191

Cụ rùa già nhất thế giới đón sinh nhật lần thứ 191

Jonathan, cụ rùa được công nhận già nhất thế giới, từng trải qua hai cuộc thế chiến, vừa đón sinh nhật tuổi 191.

Đăng ngày: 07/12/2023
Kế hoạch bắn 2.000 hươu để cứu hòn đảo Mỹ

Kế hoạch bắn 2.000 hươu để cứu hòn đảo Mỹ

Thực vật trên đảo Santa Catalina thuộc quần đảo Channel ở ngoài khơi phía nam California đang bị tàn phá bởi những con hươu nên tổ chức bảo tồn quyết định bắn hạ chúng.

Đăng ngày: 06/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News