Kế hoạch bắn 2.000 hươu để cứu hòn đảo Mỹ

Thực vật trên đảo Santa Catalina thuộc quần đảo Channel ở ngoài khơi phía nam California đang bị tàn phá bởi những con hươu nên tổ chức bảo tồn quyết định bắn hạ chúng.

Là một ngọn núi gồ ghề nhô ra biển, đảo Santa Catalina là nơi ở của hơn 60 loài thực vật và động vật không thể tìm thấy ở nơi khác trên Trái đất. Tuy nhiên, môi trường sống này đang chịu ảnh hưởng từ hệ thực vật bản xứ bị tàn phá bởi hươu, loài vật chuyển tới đây trong thế kỷ qua nhằm phục vụ chăn nuôi, săn bắn và quay phim, Yahoo hôm 3/12 đưa tin. Đối với Lauren Dennhardt, nhà bảo tồn hàng đầu trên đảo, cách duy nhất để cứu đảo Santa Catalina cho thế hệ tương lai là tiêu diệt tất cả hươu.

Kế hoạch bắn 2.000 hươu để cứu hòn đảo Mỹ
Hươu la trên đảo Santa Catalina. (Ảnh: Flickr).

5 trong số 8 đảo thuộc quần đảo Channel có vườn quốc gia, nhưng Santa Catalina, hòn đảo gần Los Angeles nhất lại khác. Trong hơn 100 năm, hòn đảo là điểm du lịch và săn bắn nổi tiếng. 18 con hươu la được chuyển từ những khu rừng ở California tới hòn đảo cách đây gần một thế kỷ. Hiện nay, 2.000 con hươu đang tàn phá các loài thực vật bản xứ tại đây, gây xói mòn đất, làm mất nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều động vật khác và tạo điều kiện cho cây cỏ dễ bắt lửa mọc lan tràn, theo Dennhardt. Thực vật phi bản xứ có thể tạo ra điều kiện từng góp phần dấy lên thảm họa cháy rừng gần đây trên đảo Maui ở Hawaii.

Tổ chức Bảo tồn đảo Santa Catalina, tổ chức phi lợi nhuận sở hữu 88% hòn đảo rộng 194km kết luận cách duy nhất để cứu thực vật bản xứ và khôi phục hòn đảo là tiêu diệt hươu. Đầu tiên, họ cân nhắc đưa chúng đi nơi khác. Nhưng việc tiếp cận hươu trốn trong khe núi gần như là bất khả thi và chúng thường chết vì căng thẳng khi bị bắt. Có những thách thức tương tự với biện pháp triệt sản, dự kiến cần khoảng 15 năm để loại bỏ hươu trên đảo.

Tổ chức bảo tồn quyết định giết hươu bằng súng trường bằng từ trực thăng trong 7 tuần vào mùa hè tới là giải pháp tốt nhất. Dù biện pháp này có vẻ cực đoan, những dự đoán như vậy tương đối phổ biến trong lĩnh vực bảo tồn và từng được tiến hành trên tất cả đảo khác thuộc quần đảo Channel. Tổ chức bảo tồn cần có giấy phép từ Cơ quan Cá và Động vật hoang dã California, đơn vị đang đánh giá kế hoạch. Tuy nhiên, cộng đồng địa phương bày tỏ sự tức giận đối với kế hoạch bắn chết những con hươu từ trên cao. Hơn 3.000 cư dân Avalon, cộng đồng ở rìa vùng đất của tổ chức bảo tồn, đã tiến hành nhiều đợt biểu tình phản đối và ký thư kiến nghị.

Pastor Lopez, một cư dân địa phương, cho rằng tổ chức bảo tồn nên thực hiện tốt việc xử lý cây cối dễ bắt lửa thay vì đổ lỗi cho đàn hươu lan rộng. Tuy nhiên, tổ chức bảo tồn cho rằng đó không phải là giải pháp bền vững về lâu dài.

Trước đây, tổ chức bảo tồn từng giết khoảng 8.000 con dê và 12.000 con lợn tàn phá cây cối và gây xói mòn đất. Họ từng tìm cách quản lý hươu thông qua chương trình săn bắn với hạn mức 200 con/năm nhưng không hiệu quả. Hươu la không có kẻ thù tự nhiên trên đảo nên có thể phát triển không kiểm soát.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài thằn lằn không chân mới ở Ninh Thuận

Phát hiện loài thằn lằn không chân mới ở Ninh Thuận

Nhóm nhà khoa học Nga và Việt Nam đã tìm ra một loài thằn lằn mới có vẻ ngoài độc đáo ở Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Đăng ngày: 05/12/2023
Hàng nghìn con chuột lông dài xâm chiếm thị trấn ven biển Australia

Hàng nghìn con chuột lông dài xâm chiếm thị trấn ven biển Australia

Đàn chuột hàng nghìn con di chuyển về phía Bắc, tấn công các cộng đồng dân cư ven biển ở Queensland, Australia, làm ô nhiễm nguồn nước và tàn phá mọi thứ mà chúng vớ được.

Đăng ngày: 04/12/2023
Khoa học giải thích

Khoa học giải thích "mối thù" giữa kangaroo và chó

Kangaroo và loài chó có một " mối thâm thù", khiến kangaroo luôn tìm cách chống lại hoặc thậm chí giết chết những con chó mà chúng bắt gặp.

Đăng ngày: 04/12/2023
Loài chim cánh cụt ngủ 10.000 giấc mỗi ngày

Loài chim cánh cụt ngủ 10.000 giấc mỗi ngày

Thay vì ngủ một giấc dài, chim cánh cụt quai mũ chia thành nhiều giấc ngắn chỉ vài giây để liên tục trông chừng trứng và con non.

Đăng ngày: 04/12/2023
Australia có thể biến đổi gene để tiêu diệt mèo hoang xâm hại

Australia có thể biến đổi gene để tiêu diệt mèo hoang xâm hại

Các nhà khoa học đề xuất sử dụng một công nghệ chỉnh sửa gene đặc biệt để đối phó với những đàn mèo hoang đông đảo đang đe dọa động vật bản xứ.

Đăng ngày: 03/12/2023
Sau 87 năm, loài chuột chũi vàng De Winton tưởng chừng đã tuyệt chủng xuất hiện trở lại ở Nam Phi

Sau 87 năm, loài chuột chũi vàng De Winton tưởng chừng đã tuyệt chủng xuất hiện trở lại ở Nam Phi

Chuột chũi vàng De Winton, loài chuột chũi mũm mĩm và dễ thương này là loài đặc hữu của Nam Phi.

Đăng ngày: 02/12/2023
Nghiên cứu mới cho hay: Voi cũng biết gọi tên nhau như người

Nghiên cứu mới cho hay: Voi cũng biết gọi tên nhau như người

Một nghiên cứu mới cho thấy voi có thể là những động vật đầu tiên, ngoài con người, biết gọi nhau bằng tên.

Đăng ngày: 01/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News