Hàng nghìn con chuột lông dài xâm chiếm thị trấn ven biển Australia

Đàn chuột hàng nghìn con di chuyển về phía Bắc, tấn công các cộng đồng dân cư ven biển ở Queensland, Australia, làm ô nhiễm nguồn nước và tàn phá mọi thứ mà chúng vớ được.

Là một nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học Công nghệ Queensland ở Brisbane, Emma Gray đã đến phía Tây Bắc Queensland ở Australia vào tháng 6 để nghiên cứu về một loài động vật có vú, nhưng bất ngờ phát hiện điều bất thường ở một loài vật khác.

Hàng nghìn con chuột lông dài xâm chiếm thị trấn ven biển Australia
Những con chuột lông dài bị bắt trong một thùng rác ở Normanton, Australia. (Ảnh: AFP).

Trong quá trình đi thực địa, Gray đã bắt được hơn 1.000 con chuột lông dài. Nhưng chừng đó chẳng đáng kể khi Gray cho biết cô nhìn thấy những đường hầm (do chuột đào) ở khắp mọi nơi trên bãi cỏ.

Là loài động vật bản địa tại Australia, chuột lông dài thường tồn tại với số lượng tương đối thấp, chỉ tăng vọt thành đoàn khi gặp điều kiện thích hợp. Nhưng hiện tại, Australia đang phải đối mặt với sự bùng nổ về số lượng chuột lông dài.

Bầy chuột đã lan rộng về phía Bắc Australia khi các quan chức chính phủ phải đưa cảnh báo về “dịch bệnh chuột.” Gần nhất, lũ chuột đã tấn công các thị trấn ven biển Australia, cắn đứt dây điện, ăn sạch thức ăn dự trữ, tấn công vật nuôi và thậm chí phá hoại cả xe ôtô.

Một người dân ở thị trấn ven biển Karumba chia sẻ: “Lũ chuột đang tàn phá mọi thứ. Chúng ăn bất cứ thứ gì ở mọi nơi mà chúng vớ được”.

Hàng nghìn con chuột lông dài xâm chiếm thị trấn ven biển Australia
Một con chuột lông dài trên bờ biển Karumba ở Queensland, Australia. (Ảnh: AFP).

Có tên khoa học là Rattus villosissimus hay được người thổ dân Australia gọi là majaru hoặc mayaroo, loài chuột lông dài thường sống ở môi trường khô cằn và bán khô cằn. Chúng thường ẩn náu bên trong các vết nứt trên đất sét để tránh nóng và những kẻ săn mồi như cú lợn và mèo hoang.

Chuột lông dài ăn thực vật hoang dã, đặc biệt lá và hạt cây, vì không giống như chuột nâu quen thuộc với cư dân thành phố trên khắp thế giới, chuột lông dài không sống hội sinh hoặc phụ thuộc vào con người để có thức ăn và nơi trú ẩn.

Cứ ba đến năm năm một lần, thời tiết La Nina mang lại lượng mưa gia tăng cho Australia. Đối với chuột lông dài, mưa nhiều hơn có nghĩa là thảm thực vật phát triển tươi tốt hơn và nhiều thức ăn hơn. Với nguồn cung cấp thức ăn dồi dào, những con chuột lông dài có thể sinh con ba tuần một lần, mỗi lứa có thể lên tới 12 con.

Gray cho rằng đó là một hiện tượng rất tự nhiên và mặc dù thiếu các ghi chép lịch sử, nhà khoa học này nghi ngờ chu kỳ bùng nổ rồi sau đó suy giảm số lượng chuột lông dài đã diễn ra trong hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn năm qua.

Theo Gray, các vụ bùng nổ số lượng chuột lông dài xảy ra từ 3 đến 17 năm một lần. Tuy vậy, nhiều chuột hơn đồng nghĩa với nhiều vấn đề hơn, ít nhất là đối với con người khi chúng có sức tàn phá khá lớn.

Karumba là thị trấn mới nhất hứng chịu đợt tấn công dữ dội này. Theo hãng tin ABC, lũ chuột đã di chuyển về phía bắc, tấn công các cộng đồng dân cư, làm ô nhiễm nguồn nước và phá hủy mùa màng.

Hàng nghìn con chuột lông dài xâm chiếm thị trấn ven biển Australia
Xác những con chuột lông dài bị dạt vào bờ biển. (Nguồn: The Guardian).

Jemma Probert, chủ sở hữu một con tàu đánh cá, cho biết cô phải hất lũ chuột ra khỏi tàu, trong khi ngư dân Brett Fallon nói với hãng tin ABC rằng mỗi đêm, ít nhất 100 con chuột xâm chiếm con tàu của anh này.

Derek Lord, điều hành một doanh nghiệp cho thuê ôtô, nói với AFP rằng lũ chuột đã phá hủy một chiếc xe bằng cách tước dây điện ra khỏi khoang động cơ.

Thậm chí, những con chuột bơi ra bãi cát khi thủy triều xuống và chết đuối khi nước dâng cao. Fallon nói rằng anh đã nhìn thấy xác của lũ chuột nổi lềnh bềnh trên mặt biển. Xác của hàng nghìn con chuột sau đó dạt vào bờ biển và gây ra mùi hôi thối nghiêm trọng, gây khó chịu cho các cư dân địa phương.

Thị trưởng Carpentaria Shire cho biết ông và các quan chức chính quyền địa phương khác đang chuẩn bị đối phó với hết làn sóng này đến làn sóng khác của những kẻ xâm lược bốn chân nhỏ bé.

Tuy vậy, thông tin đáng mừng là sự gia tăng số lượng chuột lông dài sẽ nhanh chóng kết thúc. Mặc dù các nhà khoa học không chắc chắn chính xác lý do, nhưng một số yếu tố được cho là góp phần làm suy giảm bầy chuột là do vấn đề cận huyết, sự gia tăng số lượng động vật ăn thịt và nguồn cung cấp thực phẩm suy giảm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khoa học giải thích

Khoa học giải thích "mối thù" giữa kangaroo và chó

Kangaroo và loài chó có một " mối thâm thù", khiến kangaroo luôn tìm cách chống lại hoặc thậm chí giết chết những con chó mà chúng bắt gặp.

Đăng ngày: 04/12/2023
Loài chim cánh cụt ngủ 10.000 giấc mỗi ngày

Loài chim cánh cụt ngủ 10.000 giấc mỗi ngày

Thay vì ngủ một giấc dài, chim cánh cụt quai mũ chia thành nhiều giấc ngắn chỉ vài giây để liên tục trông chừng trứng và con non.

Đăng ngày: 04/12/2023
Australia có thể biến đổi gene để tiêu diệt mèo hoang xâm hại

Australia có thể biến đổi gene để tiêu diệt mèo hoang xâm hại

Các nhà khoa học đề xuất sử dụng một công nghệ chỉnh sửa gene đặc biệt để đối phó với những đàn mèo hoang đông đảo đang đe dọa động vật bản xứ.

Đăng ngày: 03/12/2023
Sau 87 năm, loài chuột chũi vàng De Winton tưởng chừng đã tuyệt chủng xuất hiện trở lại ở Nam Phi

Sau 87 năm, loài chuột chũi vàng De Winton tưởng chừng đã tuyệt chủng xuất hiện trở lại ở Nam Phi

Chuột chũi vàng De Winton, loài chuột chũi mũm mĩm và dễ thương này là loài đặc hữu của Nam Phi.

Đăng ngày: 02/12/2023
Nghiên cứu mới cho hay: Voi cũng biết gọi tên nhau như người

Nghiên cứu mới cho hay: Voi cũng biết gọi tên nhau như người

Một nghiên cứu mới cho thấy voi có thể là những động vật đầu tiên, ngoài con người, biết gọi nhau bằng tên.

Đăng ngày: 01/12/2023
Tông phải voi con, xe hơi bị đàn voi tấn công ở Malaysia

Tông phải voi con, xe hơi bị đàn voi tấn công ở Malaysia

Đàn voi chỉ dừng tấn công chiếc xe và bỏ đi sau khi nhìn thấy chú voi con bị tông ngã đứng dậy được.

Đăng ngày: 30/11/2023
Loài giun kỳ lạ tự tách ra một phiên bản mini để

Loài giun kỳ lạ tự tách ra một phiên bản mini để "ghép cặp"

Đó là loài giun biển Nhật Bản, tên khoa học Megasyllis Nipponica. Chúng có cách sinh sản kỳ lạ bậc nhất thế giới khi phát triển bộ phận riêng để tách ra đi " làm nhiệm vụ"...

Đăng ngày: 29/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News