Không có xà phòng, người xưa gội đầu bằng cách nào?

Nhắc đến nữ giới ở thời phong kiến Trung Quốc, có lẽ không ít người từng tưởng tượng thế này: Một cô gái với làn da mềm mại như bông bưởi đang tựa lưng vào tường, đứng bên cánh cửa hé mở, gió thổi qua, bộ trang phục rộng thùng thình bay như bướm. Khi gió dần mạnh lên, những sợi tóc đen dài cũng theo gió nhảy múa.

Cảnh tượng như vậy thật xinh đẹp, nhưng nếu tóc bết dính, mùi thoang thoảng thì có vẻ hơi khiếm nhã.

Điều này khiến người ta nghĩ rằng người xưa cũng là con người và đương nhiên phải có hoạt động tắm gội. Tuy nhiên thời bấy giờ chưa có dầu gội và dầu xả như ngày nay, vậy người xưa đã gội đầu bằng cách nào?

Trên thực tế, người thời phong kiến cũng rất coi trọng sự sạch sẽ, trong "Thuyết văn giải tự" đã đề cập đến việc giữ gìn vệ sinh cơ thể là một lễ nghi cơ bản trong lối sống hàng ngày, bao gồm gội đầu, tắm rửa thân thể, ngâm chân và rửa tay.

Thậm chí ở thời nhà Hán (202 TCN - 220) còn có lễ tắm gội. Ngoài mục đích làm sạch cơ thể, ngày lễ này còn giúp mang lại niềm vui giải trí, trở thành một “phúc lợi” của quan chức thời bấy giờ. Trong dịp lễ tắm gội, người đi làm được nghỉ 5 ngày, tắm rửa thay áo mới, về nhà đoàn viên.

Người thời bấy giờ rất giỏi trong việc tìm kiếm những nguyên liệu sẵn trong thiên nhiên. Họ nghĩ ra nhiều giải pháp thay thế khi không có dầu gội hay xà phòng.

1. Bồ kết

Không có xà phòng, người xưa gội đầu bằng cách nào?
Người xưa dùng xà phòng bồ kết để gội đầu.

Bước đầu tiên, làm sạch bồ kết (đã phơi khô) và ngâm trong nước sôi cho đến khi mềm. Bước thứ hai là nghiền thật kỹ bồ kết đã ngâm. Bước thứ ba là nấu bồ kết đã giã nhuyễn trong nước, thêm một ít đường nâu vào, đun nhỏ lửa cho đến khi đặc lại thì tắt bếp và bảo quản để dùng dần.

Người xưa dùng xà phòng bồ kết để gội đầu, có thể loại bỏ vết dầu và giữ cho tóc sạch sẽ, bóng mượt. Ngoài gội đầu, bồ kết còn có thể dùng để giặt quần áo, quần áo giặt bằng bồ kết được cho là rất mềm mại và khó phai màu.

2. Tro thực vật

Tro thực vật, phổ biến nhất là phần tro sau khi đốt rơm rạ. Cho tro vào nước, khuấy đều, gội đầu và rửa lại với nước sạch. Phương pháp này cũng có thể đạt được hiệu quả loại bỏ dầu trên tóc.

3. Lá dâm bụt

So với bồ kết, lá dâm bụt có mùi thơm hơn. Người xưa hái lá dâm bụt về rửa sạch, sau đó loại bỏ những lá xấu, bị côn trùng phá hoại, những lá tươi còn lại cắt nhỏ, gói trong vải thưa rồi cho vào nước ấm, chà xát và bóp thật mạnh. Gội đầu bằng túi lá dâm bụt có thể mất nhiều thời gian và sức lực hơn.

4. Nước vo gạo

Người xưa rất thích dùng nước vo gạo để gội đầu khi không tìm thấy bồ kết và lá dâm bụt.

Ở thời hiện đại, chúng ta có thể đưa ra lời giải thích khoa học hơn, nước vo gạo có chứa một số axit amin và protein, sau khi các chất này tiếp xúc và được hấp thụ, tóc sẽ trở nên mượt mà, đen và bóng hơn. Tất nhiên, đừng quên xả tóc bằng nước ấm ở cuối.

5. Đậu tắm

Không có xà phòng, người xưa gội đầu bằng cách nào?
Sản phẩm này chủ yếu phổ biến trước thời nhà Tống.

Đậu tắm là một loại bột khô, được nén thành khối từ bột đậu nành và một số dược liệu, không chỉ có thể rửa tay, rửa mặt mà còn có thể gội đầu, tắm và giặt quần áo, có thể nói là rất đa năng.

Tuy nhiên, vì quy trình làm khối đậu tắm phức tạp và có thêm dược liệu nên giá thành khá cao, bách tính dân thường không dùng sản phẩm này, mà chỉ có quý tộc mới sử dụng.

6. “Di tử”

Đây là một sự đổi mới dựa trên đậu tắm, rất giống với xà phòng ngày nay. Người ta trộn mỡ lấy từ lá lách lợn, đường, hương liệu… theo tỷ lệ rồi xay nhuyễn với nhau, sau đó đun nóng để tạo hình thành “Di tử”.

Nhiều sản phẩm để tắm rửa, gội đầu là thế, nhưng người thời xưa hầu như ai cũng có mái tóc dài, đặc biệt là phụ nữ, nên họ đa phần rất lười gội đầu. Do đó họ thường dùng chiếc lược dày để chải tóc hàng ngày, nhằm loại bỏ dầu, bụi và thậm chí là chấy. Ngoài ra, họ còn mang thêm tóc giả để tóc thật lâu bẩn, nhờ vậy không cần phải gội đầu thường xuyên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đằng sau tiếng xấu của Kiviaq -

Đằng sau tiếng xấu của Kiviaq - "món ăn địa ngục"

Kiviaq là món ăn truyền thống của người Inughuit ở Tây Bắc Greenland.

Đăng ngày: 01/12/2023
Trái đất đang trở nên

Trái đất đang trở nên "mặn" hơn

Hoạt động của con người đẩy nhanh chu kỳ muối tự nhiên, khiến nồng độ các ion muối ở sông suối tăng lên đáng kể trong 50 năm qua.

Đăng ngày: 01/12/2023
Cô bé người sói mắc chứng bệnh lạ cả thế giới chỉ có 50 người từng bị giờ ra sao ở tuổi trưởng thành?

Cô bé người sói mắc chứng bệnh lạ cả thế giới chỉ có 50 người từng bị giờ ra sao ở tuổi trưởng thành?

Ngay từ khi sinh ra, Natty đã khiến các bác sĩ bất ngờ vì chưa từng gặp trường hợp này bao giờ.

Đăng ngày: 01/12/2023
Rò rỉ khí độc tại Union Carbide - Thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất thế giới

Rò rỉ khí độc tại Union Carbide - Thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất thế giới

Gần 40 năm trước, nhà máy thuốc trừ sâu ở Bhopal phun khí độc vào môi trường xung quanh, khiến hàng nghìn người tử vong ngay lập tức và nhiều ca chết trẻ khác.

Đăng ngày: 30/11/2023
Chiếc đồng hồ mỏng nhất thế giới, giá hơn 45 tỷ đồng được tạo ra thế nào?

Chiếc đồng hồ mỏng nhất thế giới, giá hơn 45 tỷ đồng được tạo ra thế nào?

Chiếc đồng hồ của hãng Richard Mille có độ dày không tưởng, chỉ 1,75mm. Thiết kế này thậm chí còn mỏng hơn đồng xu 2 euro.

Đăng ngày: 30/11/2023
Sự đồng cảm có thể gây hại cho chúng ta như thế nào?

Sự đồng cảm có thể gây hại cho chúng ta như thế nào?

Sự đồng cảm hình thành các kết nối xã hội lành mạnh, đồng thời cũng là nền tảng cho các mối quan hệ lâu dài, có ý nghĩa nhưng nó cũng có thể gây hại cho người khác và chính chúng ta.

Đăng ngày: 30/11/2023
Singapore có thể xây 3 đảo nhân tạo rộng 800 ha

Singapore có thể xây 3 đảo nhân tạo rộng 800 ha

Singapore cân nhắc xây các đảo nhân tạo ngoài khơi bờ biển phía đông để bảo vệ những vùng đất thấp khi nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 30/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News