Chim xây tổ bằng vật liệu "chống kiến" tự nhiên, kiến ngửi thấy đều phát hoảng và đi lang thang vô định

Cây thân gỗ thuộc chi Keo sinh trưởng tại Trung Mỹ và Châu Phi sở hữu một phòng tuyến tự nhiên tuyệt vời. Những đàn kiến hung dữ sẵn sàng tấn công bất kể sinh vật sống nào tiếp cận. Vậy mà, nhiều loài chim địa phương vẫn chọn những cây này để xây tổ ấm. Tại sao lại vậy?

Trong nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Animal Behaviour số tháng 10, các nhà khoa học đã đưa ra lời giải thích: khi làm tổ, chim đã sử dụng một loại sợi nấm vốn có khả năng đuổi khiến cũng như thay đổi hành vi của kiến, khiến những sinh vật bé nhỏ không dám bén mảng vào tổ và làm hại con non.

Chim xây tổ bằng vật liệu chống kiến tự nhiên, kiến ngửi thấy đều phát hoảng và đi lang thang vô định
Tolmomyias sulphurescens là một trong những loài chim dùng sợi nấm để xây tổ, bảo vệ con non khỏi kiến - (Ảnh: Salvador Poot Villanueva/iNaturalist Mexico).

“Điều khiến tôi thấy lạ lùng, là những con kiến không làm hại tới chim non”, nhà sinh vật học Rhayza Cortés-Romay, công tác tại Universidad Mayor de San Andrés, nhận định. “Vậy nên tôi mới đóng vai con chim để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để tổ chim có khả năng này?”.

Trong tự nhiên, tồn tại một mối quan hệ cộng sinh giữa kiến và loài cây Vachellia collinsii. Kiến khai thác nhựa cây và làm tổ trong các gai, đồng thời đi tuần quanh cây để phát hiện và tiêu diệt những loài sinh vật xâm lấn, bất kể động vật hay thực vật. Thế nhưng kiến không hề tấn công chim non trong tổ, một điều kỳ lạ khiến các nhà động vật học thắc mắc.

Ở những miền nhiệt đới và cận nhiệt đới, rất nhiều loài chim sử dụng bộ phận của nấm, đơn cử như rhizomorph, để xây tổ. Những cấu trúc này được tạo nên từ hàng triệu sợi nấm đan xen, vốn được nấm sử dụng để tìm dinh dưỡng trong tự nhiên.

Trong rừng nhiệt đới, rhizomorph sinh trưởng trong những tán cây cao, tạo thành một mạng lưới phức tạp để “vợt” dinh dưỡng. Ở những nghiên cứu trước, các nhà khoa học cho rằng chim sử dụng rhizomorph vì khả năng chịu lực, kháng nước và kháng vi sinh vật. Nghiên cứu mới được đăng tải đã lại mở ra một khả năng khác nữa.

Tại Vườn Quốc gia Palo Verde thuộc Costa Rica, có hai loài chim thường làm tổ trên cây Vachellia collinsii, và hầu hết nguyên vật liệu xây tổ của chúng là bộ phận rhizomorph của nấm Marasmius (nấm lông ngựa). Có vẻ, vật liệu xây dựng này đã khiến tổ ấm của chim miễn nhiễm với kiến.

Chim xây tổ bằng vật liệu chống kiến tự nhiên, kiến ngửi thấy đều phát hoảng và đi lang thang vô định
Tổ chim được xây từ các sợi rhizomorph - (Ảnh: Sabrina Amador Vargas).

Để thử nghiệm, nhà nghiên cứu Rhayza Cortés-Romay và nhà sinh thái học hành vi Sabrina Amador Vargas tới từ Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian tại Balboa đã chọn ra 30 cây keo có kiến cộng sinh Pseudomyrmex spinicola đang sinh sống.

Họ đặt lên cây hai loại sợi để chim chọn mà làm tổ, một là nấm lông ngựa, và hai là những sợi thực vật không phải nấm nhưng có độ dày tương tự, vốn vẫn được chim dùng để làm tổ. Các nhà nghiên cứu quay phim các con kiến để ghi lại phản ứng của chúng với các sợi khác nhau.

Quan sát cho thấy những con kiến chạm vào nấm thường tự làm sạch bản thân hơn, bò với tốc độ nhanh hơn so với những con chỉ chạm vào sợi thực vật thông thường; loạt hành động này của kiến cho thấy kiến phản ứng mạnh khi tương tác với sợi nấm, đồng thời tỏ ra cảnh giác. Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy kiến bộc lộ một số hành vi cực đoan sau khi tiếp xúc với nấm, bao gồm cắn đồng loại, quay tròn tại chỗ và đi lang thang vô định.

Lần đầu tiên chúng tôi quan sát thấy những hành vi đó, chúng tôi đã rất ngạc nhiên", nhà nghiên cứu Cortés-Romay nói. "Những con kiến này vốn rất hung hãn. Quả là một phát hiện lớn khi thấy có thứ gì đó ảnh hưởng tới chúng như vậy”.

Theo lời Fran Bonier, một nhà sinh thái học hành vi tại Đại học Queen, kết quả cung cấp bằng chứng thuyết phục cho thấy những loài nấm này có hại cho kiến. Tuy nhiên, chim cũng sử dụng rhizomorph để xây tổ trên cây không có kiến, gợi ý rằng sợi nấm này cũng có thể mang lại những lợi ích khác nữa.

Trong tự nhiên, ít nhất 176 loài chim sử dụng rhizomorph để xây tổ. Dựa trên tần suất đó, không ngạc nhiên khi các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng rằng rhizomorph có thể có khả năng “trông nhà” siêu việt.

"Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về hoạt tính của những chất được giải phóng, và liệu nó có đặc thù trên loài kiến và loài nấm này hay không, hoặc liệu có tình huống tương tự đang diễn ra ở các hệ sinh thái khác trên thế giới hay không”, Todd Elliott, một nhà sinh học tại Đại học New England ở Armidale, Úc nhận định về kết quả nghiên cứu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc phát hiện loài cá chép độc đáo

Trung Quốc phát hiện loài cá chép độc đáo

Các nhà nghiên cứu cho biết loài cá này có tên khoa học là Opsariichthys rubriventris, được phân biệt nhờ một số đặc điểm, như có 13 - 14 vảy trước lưng.

Đăng ngày: 13/10/2024
Mạng xã hội đang đe dọa các loài động, thực vật quý hiếm như thế nào?

Mạng xã hội đang đe dọa các loài động, thực vật quý hiếm như thế nào?

Tìm hiểu cách mạng xã hội đang ảnh hưởng đến cuộc sống của các loài động, thực vật quý hiếm và những giải pháp để bảo vệ chúng

Đăng ngày: 12/10/2024
Loài chim có đôi chân xanh biếc thu hút đối phương bằng vũ điệu độc đáo

Loài chim có đôi chân xanh biếc thu hút đối phương bằng vũ điệu độc đáo

Chim booby chân xanh là một trong những loài chim biển kỳ lạ và tuyệt vời nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 11/10/2024
Loài đại bàng chuyên ăn thịt sư tử con

Loài đại bàng chuyên ăn thịt sư tử con

Đại bàng martial với sải cánh gần 2m nhắm vào sư tử non trên đồng cỏ châu Phi bất chấp nguy cơ bị sư tử mẹ phát hiện và tấn công ngược.

Đăng ngày: 09/10/2024
Sói hú và Mặt trăng: Thực hư về mối liên hệ huyền bí!

Sói hú và Mặt trăng: Thực hư về mối liên hệ huyền bí!

Hình ảnh những con sói hú lên Mặt trăng đã trở thành một biểu tượng phổ biến trong văn hóa đại chúng, xuất hiện trong phim ảnh, chương trình truyền hình, sách, và nghệ thuật.

Đăng ngày: 08/10/2024
Rùa biển xuất hiện trở lại trên vịnh Nha Trang

Rùa biển xuất hiện trở lại trên vịnh Nha Trang

Rùa biển xuất hiện tại vùng biển Hòn Mun (vịnh Nha Trang) cho thấy chất lượng môi trường biển khu vực này đang có chuyển biến tích cực.

Đăng ngày: 08/10/2024
Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở Việt Nam

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở Việt Nam

Loài động vật quý hiếm này đang trong tình trạng nguy cấp, từng được phát hiện trong dãy núi Trường Sơn của Việt Nam vào năm 1997.

Đăng ngày: 07/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News