Chữa lành tổn thương giác mạc bằng thiết bị sát tròng

Các nhà khoa học tại Đại học Sheffield đã phát triển một phương pháp cấy ghép một thiết bị sát tròng vào trong mắt đối với các bệnh nhân bị tổn thương giác mạc. Kỹ thuật mới này có thể giúp hàng triệu người trên toàn thế giới giữ lại hoặc thậm chí lấy lại thị giác. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Acta Biomaterialia.

Bệnh mù lòa do tổn thương giác mạc là bệnh phổ biến trên thế giới. Các triệu chứng của tổn thương giác mạc và khô mắt có thể bao gồm đau, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt, và một cảm giác vướng trong mắt. Thông thường, các phương pháp điều trị đối với mù giác mạc là ghép giác mạc hoặc ghép tế bào gốc vào mắt bằng cách sử dụng một màng được hiến tặng như một vật trung gian tạm thời để chuyển những tế bào này vào mắt. Nhưng đối với một số bệnh nhân, việc điều trị có thể thất bại sau một vài năm vì mắt không giữ lại được những tế bào để có thể chữa lành giác mạc.


Chữa lành tổn thương giác mạc nhờ thiết bị sát tròng

Bằng cách sử dụng một loạt các kỹ thuật phức tạp bắt chước theo các tính năng của mắt, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một đĩa bằng vật liệu phân hủy sinh học được cố định trên giác mạc. Đĩa này - là một tấm màng rất mỏng - được nạp các tế bào gốc và sau đó các tế bào sẽ nhân lên, cho phép cơ thể có thể chữa lành mắt một cách tự nhiên. Đặc điểm chính của đĩa mới này là nó có chứa những túi nhỏ để chứa và bảo vệ các tế bào gốc, để giữ chúng lại trong mắt và cũng có thể được nhóm lại với nhau. Vật liệu ở trung tâm của đĩa mỏng hơn so với vòng, do đó, nó sẽ phân hủy nhanh hơn cho phép các tế bào gốc sinh sôi nảy nở trên bề mặt của mắt để hồi phục giác mạc.

Các nhà nghiên cứu cho biết, một ưu thế của đĩa là nó tự phân hủy và được làm từ vật liệu chế tạo ra chỉ khâu nên nó sẽ không gây ra bất cứ một vấn đề nào đối với cơ thể. Tiến sĩ Frederick Claeyssens, giảng viên về các vật liệu sinh học tại Đại học Sheffield cho biết, điều trị bằng cách sử dụng các đĩa này không những tốt hơn so với phương pháp điều trị hiện tại mà còn rẻ hơn.

Kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng đĩa hỗ trợ giúp các tế bào phát triển rất tốt. Các nhà khoa học Sheffield đang kết hợp với các nhà nghiên cứu tại Viện mắt LV Prasad ở Hyderabad để các thử nghiệm lâm sàng sớm được triển khai ở Ấn Độ.

Tham khảo: Daily Mail

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News