Chúng ta sắp được chiêm ngưỡng hai trận mưa sao băng tuyệt đẹp trong tháng 12/2018
Trong tháng cuối cùng của năm 2018, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng những sự kiện đặc sắc nhất năm.
Mưa sao băng Geminids 2018 tối ngày 13/12 rạng sáng ngày 14/12
Theo tờ National Geographic, khắp mọi nơi trên Trái Đất có thể quan sát trận mưa sao băng lớn nhất năm này. Mưa sao băng Geminids thường xuất hiện hàng năm vào khoảng ngày 4-17/12.
Đây là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm.
Mưa sao băng Geminids 2018 cực điểm sẽ rơi vào tối ngày 13, rạng sáng ngày 14. Đây là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm, với mật độ lên đến 120 vệt mỗi giờ.
Không giống như hầu hết các trận mưa sao băng khác, Geminids có nguồn gốc từ một tiểu hành tinh 3.200 Phaethon, với quỹ đạo quanh Mặt trời là 1,4 năm.
Sao chổi 46P/Wirtanen
Sao chổi 46P/Wirtanen, đường kính khoảng 1,2 km, lần đầu tiên được phát hiện năm 1948. Nó bay quanh Mặt trời theo chu kỳ 5,4 năm và lần này tiếp cận gần nhất với Trái đất ở khoảng cách 11,5 triệu km vào ngày 16/12.
Dự kiến, sao chổi sẽ có độ sáng biểu kiến từ 3 đến 6, nghĩa là chúng ta có thể nhìn thấy nó trên bầu trời đêm bằng mắt thường, thậm chí ngay cả ở các thành phố ô nhiễm ánh sáng.
Sao chổi là một thiên thể gần giống tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo từ nhiều đất đá, mà chủ yếu là băng.
Khi đến gần mặt trời, sao chổi mới tỏa sáng rực rỡ. Đuôi bụi tán xạ trực tiếp ánh nắng theo cơ chế Mie, tạo nên màu trắng, còn đuôi khí bị ion hóa phát ra photon năng lượng cao, có quang phổ thiên về màu xanh lam.
Mưa sao băng Ursid ngày 22/12
Mưa sao băng Ursid có nguồn gốc từ sao chổi 8P / Tuttle, sẽ xuất hiện từ ngày 17/12 đến ngày 23/12. Tuy nhiên, trận mưa sao băng sẽ đạt cực điểm vào ngày 22/12.
Đây là trận mưa sao băng nhỏ, mật độ vào khoảng 10-15 vệt mỗi giờ.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
