Chúng ta suýt nữa đã có Mặt trời thứ hai

Phần lớn hệ sao trong vũ trụ có hai hoặc ba ngôi sao. Tuy nhiên, Hệ Mặt trời lại chỉ có một ngôi sao duy nhất.

Hệ Mặt trời đã có thể có hai ngôi sao, nhưng cuối cùng nó tồn tại như hiện nay với Mặt Trời là ngôi sao duy nhất. Hành tinh mà nhiều giả thuyết cho rằng có thể trở thành ngôi sao thứ hai là Mộc Tinh, hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời.

Mộc Tinh có chu vi tới 142.984 km quanh xích đạo, và khối lượng của nó lớn gấp 2,5 lần tất cả các hành tinh khác gộp lại. So với Trái đất, thể tích của Mộc Tinh lớn gấp 1.321 lần.


Mộc Tinh là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời. (Ảnh: NASA/JPL).

Mộc Tinh là một hành tinh khí. Nó không có bề mặt chất rắn mà chỉ có lõi đá được bao quanh bởi khí heli, hydro. Theo ước tính, khí quyển hành tinh này bao gồm 90% là hydro và 10% heli.

Chính vì cấu trúc khí và khối lượng khổng lồ của mình, Mộc Tinh thường được coi là "sao xịt", tức là gần đủ điều kiện để trở thành một ngôi sao.

Thứ duy nhất mà Mộc Tinh thiếu chính là khối lượng. Khối lượng của hành tinh càng lớn, áp suất và nhiệt độ bên trong lõi của nó càng tăng, và khi đạt mốc có thể tự kích hoạt phản ứng nhiệt hạch như Mặt Trời. Theo bài viết đăng trên tạp chí Astronomy, Mộc Tinh "chỉ" cần lớn hơn khoảng 75 lần thì đã có thể trở thành một ngôi sao, dù chỉ là một ngôi sao lùn, tức là kích thước tương đối nhỏ, độ sáng thấp.

Dù khối lượng lớn hơn 75 lần nghe có vẻ là một con số rất lớn, chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra nếu như một số vật chất trong giai đoạn hình thành của Hệ Mặt trời đi "lạc hướng". Trong mớ hỗn độn ấy, thay vì bị cuốn về phía các hành tinh khác, vật chất đã có thể bị hút về phía Mộc Tinh. Khoảng hỗn độn đó cho phép những hành tinh lớn lên theo hệ số mũ.

"Nếu như Hệ Mặt trời khác đi một chút thôi, có nhiều vật chất hơn ở vùng đĩa Mặt Trời vừa hình thành, một lượng khí có thể sẽ tự bắn ra và cuối cùng có thể khiến Mộc Tinh trở thành Mặt Trời thứ hai. Giả thuyết này cũng không mâu thuẫn với việc hình thành các ngôi sao khác, nhưng sẽ khiến cho khả năng xuất hiện sự sống trên Trái đất thấp hơn rất nhiều. Những hành tinh trong các hệ có hai sao hầu như không bao giờ đạt được điểm hoàn hảo để có nhiệt độ đủ giữ nước ở dạng lỏng, chứ không phải là bị bốc hơi hoặc đóng băng hết", nhà thiên văn học Paul Sutter, thuộc đại học Ohio viết trên Universe Today.


Mộc Tinh "chỉ" cần lớn hơn khoảng 75-80 lần là đã có thể trở thành một ngôi sao. (Ảnh: NASA/JPL).

Nếu như không đủ đạt tới mức sao lùn đỏ, những ngôi sao có khối lượng thấp nhất, Mộc Tinh cũng đến gần tới tiêu chuẩn sao lùn nâu. Đây là những thiên thể không đủ lớn để hợp nhất hydro thành heli và có phản ứng nhiệt hạch, nhưng vẫn hợp nhất được đồng vị deuteri.

"Dù con số chính xác hơi khó ước lượng, vẫn có khả năng một ngôi sao lùn nâu được hình thành với khối lượng bằng khoảng 13 lần Mộc Tinh", Tiến sĩ Alastair Gunn từ đại học Manchester trả lời trên BBC Science Focus.

Với một chút khác biệt trong quá trình hình thành, Hệ Mặt trời của chúng ta đã có thể có tới hai ngôi sao. Tuy nhiên, cũng thật may mắn là điều đó đã không xảy ra, nếu không sự sống trên Trái đất đã không xuất hiện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 24/06/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 21/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News