Chúng ta theo dõi việc di cư của các loài chim trên thế giới như thế nào?
Con người chúng ta đã làm cách nào để theo dõi sự di chuyển của các loài chim mà không làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của chúng?
Hàng ngàn năm nay, người ta luôn tự hỏi những con chim đã đi đâu trong một khoảng thời gian nhất định nào đó? Có nhiều lí thuyết đã cố gắng giải thích sự biến mất của một số loài chim trong những khoảng thời gian này, bao gồm cả những giả thuyết liên quan đến tâm linh. Những người thời trung cổ tin rằng một số loài bị mắc kẹt trong hồ nước lạnh và chỉ có thể thoát ra khi băng trong hồ tan đi. Cũng có tài liệu để lại cho thấy người ta còn tưởng tượng ra rằng những con chim này đã đi lên mặt trăng. Với khoa học ngày nay, chúng ta biết rằng những lí thuyết này là sai nhưng việc đi tìm sự thật không phải là điều dễ dàng.
Nơi mà những con chim này đi là một điều bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Những con chim "đang biến mất" này thường di chuyển đến các vùng khác trên thế giới để tránh thời tiết khắc nghiệt và giao phối với những con khác trong loài của chúng. Tuy nhiên, nơi mà những con chim này đi là một điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Họ không thể lần theo những con chim này đến đích hoặc không thể dùng máy bay để bám theo chúng.
Chúng ta luôn tự hỏi những con chim đã đi đâu trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Khoảng năm 1900, một giáo viên Đan Mạch đã có một ý tưởng để giải quyết việc này. Ông gắn những chiếc vòng bằng nhôm được đánh dấu vào chân chim, sau đó thả chúng trở về với cuộc sống tự nhiên. Khi những con chim này bị bắt hoặc nhìn thấy, vị trí của chúng được ghi nhận và từ đó chúng ta biết một số điều về quỹ đạo di chuyển của chúng. Bằng chứng về việc di cư đầu tiên được tìm thấy nhiều năm sau khi một chú cò trắng ở Hungary được tìm thấy đã chết ở Nam Phi. Kỹ thuật theo dõi loài chim này vẫn còn khá thô sơ vì nó chỉ nghiên cứu một số nơi chim đã đến chứ không phải toàn bộ lộ trình mà chúng đã đi qua.
Các nhà nghiên cứu bắt được một con đại bàng đầu hói (Bald Eagle) và gắn một máy theo dõi vị trí qua vệ tinh Trái Đất.
Vấn đề này dường như đã được giải quyết vào năm 1984 khi các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ bắt được một con đại bàng đầu hói (Bald Eagle) và gắn một máy theo dõi vị trí qua vệ tinh Trái Đất. Lý do người Mỹ sử dụng Bald Eagle vì nó đủ lớn để bay khắp nơi cùng chiếc máy phát trên người. Nhưng bạn có thể thấy, chiếc máy phát này khá nặng và có tuổi thọ pin ngắn, do đó rất khó để sử dụng thiết bị này trên những con chim có kích thước nhỏ.
Chiếc vòng bằng nhôm được đánh dấu vào chân chim.
Các nhà khoa học trang bị cho những con chim một máy đo cường độ ánh sáng mặt trời.
Phải mất một thời gian để các nhà nghiên cứu có bước đột phá tiếp theo khi họ nhận ra rằng không cần sử dụng công nghệ vệ tinh nữa. Thay vào đó, họ trang bị cho những con chim một máy đo cường độ ánh sáng mặt trời. Máy đo này có một đồng hồ bên trong và một chip nhớ để lưu trữ thông tin. Hệ thống theo dõi di cư này nặng chưa đầy 1 gram, nghĩa là những con chim dù nhỏ thế nào cũng có thể thoải mái mang theo thiết bị khi bay. Vậy làm thế nào những chiếc máy ghi âm này có thể theo dõi sự di cư của loài chim?
Cường độ ánh sáng mặt trời thay đổi theo thời gian trong ngày cũng như theo vị trí. Độ dài một ngày là chỉ số về vĩ độ trong khi khoảng thời gian giữa mặt trời mọc và hoàng hôn là chỉ số kinh độ. Đồng hồ trong máy đo sẽ đo thời lượng của một ngày, trong khi máy đo cường độ ánh sáng sẽ tính thời gian mặt trời lặn ở một vị trí cụ thể. Dữ liệu này có thể được sử dụng để suy diễn khoảng kinh độ và vĩ độ gần đúng. Bằng cách này, chúng ta có thể theo dõi quỹ đạo hoàn chỉnh của một con chim di cư.
Máy đo cường độ ánh sáng này đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu được loài chim chi tiết hơn bao giờ hết.
Những máy đo cường độ ánh sáng này đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu được loài chim chi tiết hơn bao giờ hết. Ví dụ: Nam Cực và Bắc Cực được xem là quãng đường di cư dài nhất trên thế giới. Người ta tin rằng một số loài chim đã hoàn thành quãng đường bay 40.000 km giữa Nam Cực và Bắc Cực mỗi năm. Tuy nhiên, những phát hiện mới đây sử dụng bộ định vị địa lý tiết lộ những con chim này thực sự di chuyển gấp 2 lần khoảng cách này mỗi năm. Các nhà khoa học nhận định rằng loài chim có thể đã lợi dụng gió để giảm sức lực cho các chuyến đi dài ngày này. Những con chim này có thể thực hiện đến 2,5 triệu km trong suốt cuộc đời, tương đương 3 chuyến đi vòng quanh mặt trăng.
Bản chất của những cuộc di cư đường dài này là gì? Các nhà nghiên cứu không chỉ nhìn vào mô hình di cư của động vật, mà còn giữa điểm A và điểm B để xác định xem một loài di chuyển đến các vị trí mới dựa trên mật độ thức ăn, thay đổi nhiệt độ nước hay khả năng thích ứng của động vật với những thay đổi này.