Chủng virus gây bệnh Covid-19 đã biến đổi hơn 6.600 lần

Tờ Straits Times dẫn lời Tiến sĩ Sebastian Maurer-Stroh, Giám đốc Viện Tin học - Sinh học Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*Star) Singapore cho hay virus sẽ biến đổi bất cứ khi nào xảy ra "sai sót" trong quá trình sao chép và các “sai sót” này có thể là do việc thêm, xóa hoặc thay đổi mã di truyền của virus. Nếu phiên bản “sai sót” đó làm tăng khả năng sống sót cho virus, chúng sẽ tồn tại lâu hơn và đôi khi áp đảo phiên bản gốc.

Ví dụ, đột biến D614G - bắt đầu tăng mạnh vào tháng 2 năm ngoái - hiện xuất hiện trong tất cả các mẫu virus biến thể. Vì biến thể này trở nên phổ biến, nó đã được đặt thành một nhóm riêng: nhóm G. 

Chủng virus gây bệnh Covid-19 đã biến đổi hơn 6.600 lần
Hình ảnh 3D của virus SARS-CoV-2 do Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) phối hợp cùng công ty NanoGraphics (Áo) thực hiện.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định rằng mặc dù nhóm G đã làm tăng khả năng lây nhiễm của virus song không gây bệnh nặng hơn, cũng như không ảnh hưởng đến chẩn đoán, điều trị hay hiệu quả của vaccine.

Nhóm G này và các nhánh phụ – trong đó có nhánh GRY được đặt tên cho biến thể B.117 của Anh vào tháng 7/2020 – trên thực tế đã gây ra tất cả các trường hợp mắc Covid-19 kể từ giữa năm ngoái, thay thế hoàn toàn chủng virus ban đầu xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Vì sao khi có rất nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2, cho đến nay WHO chỉ liệt kê ba loại là “đáng lo ngại" cùng một số ít cần “đáng quan tâm" và bỏ qua phần còn lại?

Để đủ điều kiện là một biến thể đáng lo ngại (VOC), virus đột biến phải có ít nhất một trong các tiêu chí sau: lây truyền dễ dàng hơn, gây bệnh nặng hơn, làm giảm đáng kể sự trung hòa bởi các kháng thể hoặc làm giảm hiệu quả điều trị, vaccine hoặc chẩn đoán.

Tiến sĩ Maurer-Stroh giải thích không phải toàn bộ đột biến đều tạo ra sự khác biệt cho căn bệnh về đường hô hấp này. Do đó, những đột biến này không tạo ra làn sóng lây nhiễm.

Các biến chủng mạnh thường bao gồm một tập hợp từ 5 - 15 đột biến cùng lúc mang lại cho chúng một số lợi thế bổ sung. Tiến sĩ Maurer-Stroh cho biết thuật ngữ "đột biến kép" hoặc "đột biến tam" được sử dụng để mô tả các chủng virus đang hoành hành ở Ấn Độ là một cách hiểu sai, nhưng nói chung là nhằm ám chỉ các đột biến quan trọng hơn được tìm thấy trong những biến thể đó.

May mắn thay, hiện tại chỉ có ba biến thể đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số biến thể đáng quan tâm (VOI) dường như có những đặc điểm của VOC, nhưng vẫn chưa có đủ bằng chứng chứng minh. Hai biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ và đang làm tăng mạnh về số ca bệnh trong tháng qua cũng nằm trong số VOI hiện nay.

Mặc dù số ca mắc và tử vong ở Ấn Độ đang tăng lên nhưng WHO chưa phân loại hai biến thể VOI tại đây là VOC do chưa chắc chắn về chúng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong làn sóng Covid-19 thứ hai so với các nguyên nhân khác như biện pháp phòng ngừa kém và hệ thống bệnh viện quá tải.

Tiến sĩ Maurer-Stroh, người tham gia thu thập và phân tích những thay đổi đối với bộ gien của virus SARS-CoV-2 trong nền tảng chia sẻ dữ liệu Gisaid - cho biết đã xảy ra hơn 6.600 đột biến protein kể từ khi chủng virus này xuất hiện vào tháng 12/2019.

Các loại vaccine hiện nay có hiệu quả đối với các biến thể hay không? Giáo sư Ooi Eng Eong của Trường Y Duke-NUS, người đang tham gia phát triển vaccine mRNA, khẳng định là chắc chắn có. Ông cho hay nhiều nghiên cứu giữa những người đã tiêm chủng phát hiện rằng vaccine mRNA cũng có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm các biến thể VOC khác nhau. "Ít nhất bốn báo cáo đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm biến thể của SARS-CoV-2 có triệu chứng mạnh là dưới 1% ở những người được tiêm chủng", ông nói.

Giáo sư Ooi giải thích thêm rằng vaccine Covid-19 không chỉ tạo ra kháng thể mà còn kích hoạt phản ứng miễn dịch trong cơ thể, qua đó sản xuất tế bào T tiêu diệt cả virus và tế bào bị nhiễm bệnh. Chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong protein đột biến.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
WHO

WHO "dán nhãn" mới cho biến chủng Ấn Độ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt B.1.617, còn được biết đến với tên gọi biến chủng Ấn Độ, vào nhóm biến chủng gây lo ngại toàn cầu.

Đăng ngày: 11/05/2021
Singapore sớm triển khai máy thở phát hiện Covid-19 chỉ trong... 2 phút

Singapore sớm triển khai máy thở phát hiện Covid-19 chỉ trong... 2 phút

Singapore được cho là sẽ sớm triển khai trên diện rộng các máy đo hơi thở của người sử dụng và cho kết quả chẩn đoán Covid-19 ngay lập tức.

Đăng ngày: 11/05/2021
Ngải cứu có hoạt chất chống virus Covid-19 rất mạnh

Ngải cứu có hoạt chất chống virus Covid-19 rất mạnh

Thảo dược trị sốt cao có tiềm năng chống Covid-19? Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học bang Massgachusetts, Hoa Kỳ về tác động của thảo dược tới virus.

Đăng ngày: 10/05/2021
Mỹ nói nCoV lây truyền qua không khí

Mỹ nói nCoV lây truyền qua không khí

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm 7/5 cho rằng nCoV lây truyền qua đường không khí, đặc biệt trong môi trường kín. - VnExpress

Đăng ngày: 09/05/2021
Những điều cần lưu ý về giãn cách xã hội và cách ly toàn xã hội

Những điều cần lưu ý về giãn cách xã hội và cách ly toàn xã hội

Khái niệm “cách ly toàn xã hội” và “giãn cách xã hội” đã được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam, là chiếc “chìa khóa vàng” để hạn chế sự bùng phát và lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng.

Đăng ngày: 06/05/2021
Những địa điểm có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2

Những địa điểm có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2

Quán bar, vũ trường, karaoke, massage, được xếp vào nhóm có địa điểm nguy cơ lây nhiễm nCoV cao nhất, theo thang đo của các chuyên gia tại Hiệp hội Y khoa Texas, Mỹ.

Đăng ngày: 06/05/2021
Tăng thời gian cách ly để phá vỡ chuỗi lây truyền của nCoV

Tăng thời gian cách ly để phá vỡ chuỗi lây truyền của nCoV

Singapore, Hong Kong ban hành quy định kéo dài thời gian cách ly tập trung người nhập cảnh từ một số nơi. Con số 21 ngày cũng được Ấn Độ lấy làm thời gian phong tỏa toàn quốc.

Đăng ngày: 06/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News