Chủng virus nCoV hiện dễ lây nhiễm hơn ban đầu

Nghiên cứu mới cho thấy biến thể di truyền của nCoV tồn tại trong thời gian gần đây dễ dàng lây nhiễm vào tế bào con người hơn so với chủng nguyên bản xuất hiện ở Trung Quốc.

Công trình đăng tải trên tạp chí Cell ngày 2/7, thực hiện bởi các nhà khoa học từ Phòng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos và Đại học Duke, hợp tác với nhóm nghiên cứu Covid-19 Genomics UK của Đại học Sheffield. Sau khi giải trình tự gene virus, họ phát hiện ra rằng biến thể hiện tại, được gọi là "D614G", có sự thay đổi nhỏ nhưng mạnh mẽ về cấu trúc "protein gai" nhô ra khỏi bề mặt virus, khiến nó dễ dàng xâm nhập tế bào cơ thể người hơn gấp ba đến 6 lần.

Nghiên cứu ban đầu được đăng tải trên bioRxiv, trang web dành cho những công trình chưa được bình duyệt, hồi tháng 4 và nhận lượt truy cập cao kỷ lục là 200.000. Tuy nhiên khi ấy, nó bị chỉ trích, bởi các nhà khoa học chưa chứng minh được rằng chính đột biến mới này là nguyên nhân khiến virus dễ xâm nhập hơn.

Nhóm chuyên gia sau đó đã thực hiện các thí nghiệm bổ sung, phân tích dữ liệu sức khỏe của 999 bệnh nhân Anh mắc Covid-19. Kết quả cho thấy tải lượng virus ở những người có biến thể D614G cao hơn. Song mức độ nghiêm trọng của bệnh không thay đổi.Chủng virus nCoV hiện dễ lây nhiễm hơn ban đầu

Chủng virus nCoV hiện dễ lây nhiễm hơn ban đầu
Virus nCoV được phóng to dưới kính hiển vi tại Viện Y tế Quốc gia, ngày 27/2. (Ảnh: AFP).

"Có vẻ như đây là chủng virus mạnh mẽ hơn", Erica Ollmann Saphire, nhà khoa học tại Viện Miễn dịch học La Jolla, nhận định.

Theo Tiến sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, người không tham gia vào nghiên cứu: "Dữ liệu cho thấy chỉ một đột biến duy nhất mới làm tăng tải lượng và khiến virus có khả năng nhân lên cao hơn. Chúng tôi chưa thể xác định điều này có làm tình trạng của người bệnh trở nên trầm trọng hơn hay không. Có vẻ như virus chỉ lây lan nhanh hơn mà thôi. Song tất cả vẫn còn ở giai đoạn tìm hiểu".

Dù biến thể đang lưu hành dễ dàng nhiễm vào tế bào người, chưa bằng chứng nào cho thấy nó khiến căn bệnh lây lan rộng hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia nhận định sự thay đổi không liên quan nhiều đến quá trình phòng chống và điều trị Covid-19.

"Mặc dù cần thực hiện thêm các nghiên cứu lớn để xác định liệu điều này ảnh hưởng thế nào đến quá trình phát triển vaccine, chúng tôi cho rằng D614G sẽ không tác động nhiều đến các biện pháp kiểm dịch, hoặc khiến cho bệnh trạng của người mắc trở nên nghiêm trọng hơn", Nathan Grubaugh, chuyên gia virus, Trường Y tế Công cộng, Đại học Yale, nhận định.

  • Việt Nam sắp thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 trên người
  • Tìm thấy xúc tu nguy hiểm trong cấu tạo của virus gây Covid-19
  • Đây là loại thuốc có thể chữa khỏi Covid-19 với giá rẻ
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao kết quả xét nghiệm Covid-19 lúc dương lúc âm?

Vì sao kết quả xét nghiệm Covid-19 lúc dương lúc âm?

Theo các chuyên gia, kết quả xét nghiệm tìm ra virus gây Covid-19 bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có thể sai sót.

Đăng ngày: 30/07/2020
Các nhà khoa học đã tìm ra nguồn gốc của đông máu do Covid-19

Các nhà khoa học đã tìm ra nguồn gốc của đông máu do Covid-19

COVID-19 có thể gây ra các cục máu đông nguy hiểm chết người. Các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã tìm ra cách chúng hình thành, từ đó có thể điều trị cho bệnh nhân tốt hơn.

Đăng ngày: 30/07/2020
WHO bất ngờ thừa nhận bằng chứng lây qua không khí của Covid-19

WHO bất ngờ thừa nhận bằng chứng lây qua không khí của Covid-19

Tổ chức Y tế giới (WHO) hôm 7/7 thừa nhận “những bằng chứng đang nổi lên” về sự lây truyền qua không khí của virus corona, sau khi một nhóm các nhà khoa học lên tiếng.

Đăng ngày: 30/07/2020
Bắt đầu thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 dạng hít ở người

Bắt đầu thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 dạng hít ở người

Hãng dược Gilead Sciences đã bắt đầu thử nghiệm thuốc trị Covid-19 Remdesivir dạng hít giai đoạn đầu, với mục đích giúp bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng mà không cần nhập viện.

Đăng ngày: 30/07/2020
Nước thải - Chìa khóa khống chế dịch Covid-19 trong tương lai

Nước thải - Chìa khóa khống chế dịch Covid-19 trong tương lai

Các nhà khoa học cho biết việc phát hiện và theo dõi những dấu vết còn sót lại của virus SARS-CoV-2 trong nước thải có thể giúp xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm.

Đăng ngày: 30/07/2020
Giới khoa học Mỹ xác định gene quan trọng trong kháng thể virus SARS-CoV-2

Giới khoa học Mỹ xác định gene quan trọng trong kháng thể virus SARS-CoV-2

Một phân tích tổng hợp đối với gần 300 kháng thể virus SARS-CoV-2 trong cơ thể người được xác định gần đây đã chỉ ra một gene quan trọng có thể 'khóa chặt' virus này.

Đăng ngày: 30/07/2020
NASA thiết kế vòng cổ chống coronavirus

NASA thiết kế vòng cổ chống coronavirus

NASA đã phát kiến ra một loại vòng cổ chống coronavirus, sẽ rung lên mỗi khi chủ nhân của nó định sờ tay lên mặt.

Đăng ngày: 30/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News