Chuồn chuồn tấn công trai sinh sản

Đối với những con trai nước ngọt, sinh sản thật sự là một việc nặng nề. Ngày nay, các nhà động vật học đã phát hiện thêm một gánh nặng nữa mà con trai trong thời kỳ sinh sản tại vùng Taxas phải chịu đựng. Đó là một kẻ tấn công không mong đợi, ăn thịt từ bên trong con trai. Nó có tên khoa học là Popenaias popeii.

Sự căng thẳng của con trai mẹ bắt đầu khi trứng đã thụ tinh đi vào các ống bên trong vỏ trai và phát triển thành ấu trùng (glochidia). Glochidia làm giảm nước lưu thông, hạn chế oxy và nguồn cung cấp thức ăn. Cuối cùng, chúng bước vào giai đoạn sống ăn bám và cần di chuyển tới cơ thể cá kí chủ. Vì thế, các con cái thường giải phóng glochidia của chúng vào trong nước, bao bọc những glochidia này trong một mạng lưới chất nhầy và hi vọng rằng một con cá nào đó sẽ bơi ngang qua và nhặt một vài trong số đó đi.

Ấu trùng chuồn chuồn (trên cùng) có khả năng gây ra tổn thương vùng mang (mũi tên)cho trai nước ngọt vùng Taxas. (Ảnh: Dan Williams, NMDGF)

Trong suốt thời kì mang thai, trai rất dễ bị tổn thương do kí sinh trùng hoặc giáp xác, các động vật ăn thịt có xương sống. Tuy nhiên, trong suốt nghiên cứu tại New Mexico, Todd D. Levine và cố vấn David J. Berg của Đại học Miami ở Hamilton, Ohio cùng đồng nghiệp đã tìm ra một kẻ tấn công khác ngoài các loài kể trên. Ấu trùng chuồn chuồn Gomphus militaris tấn công vùng mang và các ấu trùng (glochidia) của các con trai có thai vùng Taxas. Nhóm nghiên cứu tiếp tục tìm thấy rất nhiều con trai có chửa cũng trong tình trạng bị tổn thương tương tự.

Người ta vẫn chưa biết làm thế nào mà loài côn trùng, trong vai trò vừa là kí sinh trùng trên con trai cái vừa là kẻ ăn thịt ấu trùng, đã ảnh hưởng tới sự sống sót của trai nước ngọt vùng Taxas. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm kiếm.

Kết quả nghiên cứu được trình bày chi tiết trong American Midland Naturalist.

Từ khóa liên quan:

chuồn chuồn

trai

sinh sản

ấu trùng

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News