Chuột xâm chiếm các trang trại Australia gây thiệt hại nặng nề

Chuột tái xuất hiện theo từng đàn lớn ở nhiều bang Australia, gây thiệt hại cho mùa màng như các đợt đại dịch vào năm 2020 và 2021.

Chuột xâm chiếm các trang trại Australia gây thiệt hại nặng nề
Nông dân Australia đang kêu gọi chính phủ hành động để kiểm soát số lượng chuột. (Ảnh: Hiệp hội nông dân New South Wales)

Xavier Martin, chủ tịch hội nông dân bang New South Wales, cho biết chuột lũ lượt xuất hiện trên khắp đoạn đường dài ít nhất nửa kilomet ở gần Coonabarabran, thị trấn nhỏ cách Sydney khoảng 435 km về phía đông bắc, Newsweek hôm 18/4 đưa tin. Ông mô tả hàng trăm con chuột chạy tới lui theo những hướng khác nhau để tìm thức ăn. Chuột cũng được ghi nhận ở bang Queensland ở phía bắc, bang Adelaide ở phía tây và bang Victoria ở phía nam. Chúng phá hoại vụ mùa cao lương và cỏ khô để gia súc ăn, thường trốn vào lán để cỏ.

Đại dịch chuột xảy ra định kỳ ở Australia kể từ khi loài chuột đến đây lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 18 cùng với thực dân Anh, theo National Geographic. Đó là những đàn chuột có số lượng ít nhất 800 – 1.000 con trên mỗi hecta, theo Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia CSIRO. Đàn chuột ăn các loại cây trồng, chủ yếu là lúa mỳ, cải dầu, khiến nông dân thiệt hại số tiền khổng lồ. Đàn chuột trở thành vấn đề trầm trọng ở Australia trong nhiều năm qua, đáng chú ý là năm 2020 và 2021. Hàng triệu con chuột tràn qua đất trang trại ở New South Wales, gây thất thu hàng trăm nghìn USD.

Chuột cũng cắn người dân trong lúc ngủ và và rơi vào bể nước uống. Chúng cũng làm hỏng xe cộ và máy móc khi cắn dây điện. Một số cư dân bắt được 500 – 600 con chuột mỗi đêm bằng bẫy, theo kênh Nine Network. Đại dịch chuột năm 2021 do nhiều yếu tố kết hợp gây ra, bao gồm kết thúc thời kỳ hạn hán và mưa nặng hạt cung cấp điều kiện thời tiết lý tưởng cho chuột sinh sản. Động vật ăn thịt chết trong hạn hán dẫn tới số lượng giảm sút, nhờ đó chuột phát triển mạnh và có nhiều thức ăn trong thời gian dài.

Người dân phải sử dụng bẫy và thuốc diệt chuột bromadiolone để làm giảm số lượng chuột. Cán bộ nghiên cứu Steve Henry của CSIRO kêu gọi nông dân dùng thiết bị theo dõi để phát hiện chuột ở nhà riêng. Số lượng chuột đang gia tăng đều đặn trong năm 2023, ở các bang New South Wales, Western Australia và South Australia. Dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đại dịch chuột có thể trở nên ngày càng phổ biến tại nước này do thời tiết cực đoan như hạn hán và mưa lớn góp phần giúp quần thể chuột bùng nổ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Màn hồi sinh" không tưởng của chú linh dương sau khi bị báo hoa mai bắt giữ

Cũng giống như một xã hội thu nhỏ, thế giới hoang dã có trật tự của nó và được thiết lập bởi những kẻ đi săn mạnh mẽ.

Đăng ngày: 30/04/2023
Điều gì xảy ra nếu đặt chó con bên cạnh một con sói mới sinh?

Điều gì xảy ra nếu đặt chó con bên cạnh một con sói mới sinh?

Đây là một vấn đề gây tranh cãi, liên quan đến kiến ​​thức về hành vi, sự tiến hóa, di truyền học của động vật và nhiều khía cạnh khác.

Đăng ngày: 29/04/2023
Nghiên cứu mới: Vẹt nuôi cũng thích gọi video khi cô đơn

Nghiên cứu mới: Vẹt nuôi cũng thích gọi video khi cô đơn

Những con vẹt nuôi thực hiện nhiều cuộc gọi video nhất đã nhận được nhiều cuộc gọi lại hơn. Và chúng cũng thân thiện với người chăm sóc hơn.

Đăng ngày: 27/04/2023
Hổ chết trong vườn thú sẽ được xử lý thế nào?

Hổ chết trong vườn thú sẽ được xử lý thế nào?

Hổ là loài động vật xuất hiện trong văn hóa lâu đời của các nước châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam, hổ luôn là đối tượng của sự sợ hãi và hình ảnh của chúng thường tượng trưng cho sức mạnh và lòng dũng cảm.

Đăng ngày: 26/04/2023
Kỳ lạ chú gà có thể mọc răng nhai giống như cá sấu

Kỳ lạ chú gà có thể mọc răng nhai giống như cá sấu

Các nhà nghiên cứu gần đây đã tạo ra nhiều chú gà như Talpids bằng cách điều chỉnh gene của những con gà bình thường để nó mọc răng.

Đăng ngày: 26/04/2023
Xác rùa ở Đồng Mô sẽ được bảo quản lạnh tại Bảo tàng thiên nhiên

Xác rùa ở Đồng Mô sẽ được bảo quản lạnh tại Bảo tàng thiên nhiên

Con rùa Rafetus swinhoei (rùa Hoàn Kiếm) sẽ được bảo quản trong phòng lạnh âm 20 độ C và chờ phương án xử lý từ UBND TP Hà Nội.

Đăng ngày: 25/04/2023
Dơi cũng cần vòi phun nước mát khi sóng nhiệt ập đến Melbourne

Dơi cũng cần vòi phun nước mát khi sóng nhiệt ập đến Melbourne

Loài dơi quạ chết hàng loạt vì cái nóng gay gắt tại Australia, nay có thể được cứu sống nhờ hệ thống phun nước tân tiến nhất.

Đăng ngày: 25/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News