Chụp được tai lửa Mặt Trời hình tháp Eiffel
Một nhiếp ảnh gia người Thụy Điển ghi lại hình ảnh cột tai lửa nhô lên từ Mặt Trời trông rất giống hình tháp Eiffel.
- Tai lửa Mặt Trời bùng phát, hướng về Trái Đất
- Video: Ghi được hình lốc xoáy năng lượng Mặt trời siêu lớn
- Ghi được hình lốc xoáy năng lượng Mặt trời siêu lớn
Tai lửa Mặt Trời hình tháp Eiffel được chụp bằng kính thiên văn mặt trời di động
Theo Live Science, bức ảnh được nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Göran Strand chụp tại sân sau nhà riêng ở Östersund, Thụy Điển, bằng kính thiên văn mặt trời di động.
"Cột tai lửa lớn này ngay lập tức thu hút sự chú ý của tôi. Dù nhìn qua chiếc kính thiên văn nhỏ đường kính 50mm, cảnh tượng trông vẫn rất đẹp. Khi lắp chiếc kính lớn hơn, tôi nghĩ về hình dáng của nó và chợt nhớ đến tháp Eiffel ở Paris," Strand nói với Discovery News hôm 17/8.
Với máy ảnh gắn trên kính thiên văn mặt trời điều chỉnh áp suất hydro alpha đường kính 80mm, Strand đã chụp 1.000 bức ảnh và tổng hợp 300 bức đẹp nhất để tạo ra hình ảnh ấn tượng về cột tai lửa. Nó cao gấp 7 lần đường kính Trái Đất và vươn xa vào bầu khí quyển của Mặt Trời.
Tai lửa là những khối khí plasma nhiễm từ lớn có thể phun trào từ sắc quyển của Mặt Trời và nhô cao đến lớp khí quyển bên ngoài. Do có nhiệt độ thấp hơn bầu khí quyển bao quanh, tai lửa phát ra ánh sáng dễ nhận biết và có thể xác định được thông qua những thiết bị đặc biệt như kính thiên văn mặt trời và kính quan sát nhật thực.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
