Chuyện ám ảnh sau chiếc tổ kì dị của thiên nga trắng
Thiên nga trắng làm tổ, đẻ trứng trên một chiếc tổ khác thường.
Những con thiên nga thường sinh sản vào cuối đông đầu xuân trong những chiếc tổ làm bằng thực vật. Thế nhưng, không phải con thiên nga nào cũng may mắn được như vậy khi con người khiến cuộc sống của chúng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Thiên nga trắng đang nâng niu chăm sóc những quả trứng của mình.
Mới đây, hình ảnh một con thiên nga đang sửa sang lại chiếc tổ của mình được chụp bởi Ed Hughes đã khiến công chúng chú ý. Điều mọi người quan tâm chính là chất liệu làm ra chiếc tổ này.
Thay vì những cành cây, ngọn cỏ thì đó là những túi ni lông, những vỏ chai nhựa hay dây thừng. Giữa một chiếc tổ làm từ rác thải của con người, thiên nga trắng đang nâng niu chăm sóc những quả trứng của mình.
Hình ảnh này được chụp tại Old Harbor ở Portsmouth và gửi tới cuộc thi nhiếp ảnh Countryfile.
Được biết, nơi con thiên nga làm tổ chính là khu du thuyền với những chiếc du thuyền hàng triệu bảng và rác thải cũng đến từ đó. Nó ngập xung quanh và khiến cho thiên nga phải lấy rác làm tổ thay vì những nguyên liệu quen thuộc.
Hình ảnh nhận được nhiều sự quan tâm, bình luận và cả không ít những sự thất vọng của nhiều người.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.
