Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn ăn đồ bị mốc?

Nấm mốc trên thức ăn là gì? Nếu cắt bỏ phần bị nấm mốc và ăn phần còn lại có an toàn không?

Chắc hẳn ai cũng có lần rơi vào tình huống này. Bạn đang ăn một miếng bánh thì chợt nhận ra nó có một đốm mốc. Chẳng hề gì, đúng không nào? Một số người cho rằng chỉ cần bỏ miếng thức ăn có mốc đi là được, nhưng cũng có người hễ nhìn thấy chút nấm mốc trên đồ ăn là không thể tiếp tục ăn được nữa.

Nếu bạn từng thắc mắc điều gì sẽ xảy ra khi ăn phải nấm mốc thì đây là những điều bạn cần biết.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn ăn đồ bị mốc?
Những đốm mốc nhỏ xuất hiện trên thức ăn có thể gây hại cho những người ăn phải (Ảnh minh họa: Getty).

Với bất kỳ lý do hay mục đích gì khi ăn uống, chẳng hạn như ăn để thưởng thức hay ăn để chống đói lúc nhỡ bữa, thì tiêu thụ đồ ăn mốc đều bị phản đối.

Mặc dù có thể ăn phải một chút nấm mốc không làm bạn gặp vấn đề gì, nhưng một số loại nấm mốc cực kỳ có hại cho cơ thể. Hơn nữa, ngay cả loại nấm mốc lành tính nhất cũng có thể dẫn đến nhiễm nấm ở những người bị suy giảm miễn dịch.

Với số đông, ăn phải một miếng thức ăn có mốc không có gì quá tệ hại. Axit trong dạ dày có thể tiêu diệt mốc, phân hủy nó và biến nó trở nên vô hại.

Tuy nhiên, tùy từng loại mốc và mức độ mà bạn ăn phải, vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Và không phải mắt nhìn thấy có một chút mốc trên bề mặt thức ăn nghĩa là không có nhiều mốc ở bên trong thức ăn đó.

Vậy nếu cắt bỏ phần bị mốc đi thì phần còn lại có đảm bảo an toàn không? Câu trả lời là không. Nấm mốc thực chất là loại nấm cực kỳ nhỏ, tức là nó cũng có đầy đủ bào tử, rễ và thân. Cho dù bạn chỉ nhìn thấy một vài đốm nhỏ không có nghĩa là rễ của nó không lan rộng ra toàn bộ phần thức ăn đó.

Như vậy là ăn phải cái gì bị mốc cũng là điều không tốt. Thực tế là một số loại nấm mốc có thể tạo ra độc tố nấm mốc, một loại chất độc có thể khiến bạn bị ngộ độc rất nặng, thậm chí có thể gây ung thư nếu bạn tiếp xúc với chúng trong một thời gian dài. Vì vậy, tốt nhất là tránh ăn bất kỳ thực phẩm nào xuất hiện nấm mốc.

Ngoài ra, việc tiếp xúc với độc tố nấm mốc cũng cực kỳ khó xác định, nhất là nếu bạn đã tiếp xúc với nó trong một thời gian dài. Điều này khiến cho việc ăn phải nấm mốc là rất nguy hiểm, cho dù bạn chỉ thỉnh thoảng mới rơi vào hoàn cảnh đó.

Vậy thì nấm mốc trong một số loại pho mát thì sao? Mốc trong pho mát xanh không nguy hiểm. Trên thực tế, những loại nấm mốc này an toàn khi ăn và còn được thúc đẩy cho phát triển trong pho mát để làm tăng hương vị riêng của loại thực phẩm này.

Tuy nhiên, những loại pho mát không phải được cố ý gây mốc mà bị mốc thì vẫn tuyệt đối không được ăn.

Như vậy điều cốt lõi là đừng ăn nấm mốc trừ khi thực phẩm là loại cố tình được cấy nấm mốc để tạo nên một loại sản phẩm đặc biệt. Khi thấy đồ ăn có đốm mốc, tốt nhất là bỏ đi toàn bộ vì có thể đây là nấm mốc độc hại và đã ăn sâu vào bên trong dù bạn không nhìn thấy.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện gene gây bệnh về mắt di truyền hiếm gặp

Phát hiện gene gây bệnh về mắt di truyền hiếm gặp

Các nhà khoa học, các bác sĩ giàu kinh nghiệm đã phát hiện gene UBAP1L có liên quan tới các dạng loạn dưỡng võng mạc khác nhau, bao gồm bệnh lỗ hoàng điểm, loạn dưỡng tế bào hình nón và hình que.

Đăng ngày: 03/10/2024
Cách phân biệt nước ngọt thật và giả

Cách phân biệt nước ngọt thật và giả

Dùng phải các loại nước uống có ga giả gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người. Nhưng để nhận biết nước ngọt thật và giả rất khó do chúng khá giống nhau.

Đăng ngày: 01/10/2024
Bí quyết đặc biệt giúp một bệnh nhân bại não tốt nghiệp trung học

Bí quyết đặc biệt giúp một bệnh nhân bại não tốt nghiệp trung học

Một cô bé 16 tuổi người Tây Ban Nha mắc chứng bại não vừa đạt được cột mốc đáng nhớ khi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhờ vào một thiết bị theo dõi chuyển động mắt.

Đăng ngày: 01/10/2024
Lần đầu chữa khỏi bệnh tiểu đường type 1 bằng tế bào gốc

Lần đầu chữa khỏi bệnh tiểu đường type 1 bằng tế bào gốc

Chưa đầy 3 tháng sau khi được chữa bệnh tiểu đường type 1 bằng tế bào gốc, cơ thể bệnh nhân đã bắt đầu tự sản xuất insulin.

Đăng ngày: 01/10/2024
Khoa học cảnh báo một

Khoa học cảnh báo một "đại dịch thầm lặng" đang tiến tới gần

Vi khuẩn, virus không phải là tác nhân gây bệnh đột biến duy nhất mà chúng ta cần lo lắng.

Đăng ngày: 29/09/2024
Nghiên cứu cho thấy nhiễm độc kim loại nặng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nghiên cứu cho thấy nhiễm độc kim loại nặng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Tiếp xúc với kim loại nặng như cadmium, urani, đồng không chỉ gây ra ung thư, các vấn đề thần kinh hay sinh sản, mà còn cả các bệnh tim mạch, theo một nghiên cứu mới cho thấy.

Đăng ngày: 28/09/2024
Con kén ăn là do di truyền, không đổ thừa

Con kén ăn là do di truyền, không đổ thừa "con hư tại mẹ"

Nghiên cứu cho thấy chứng kén ăn có xu hướng lên đến đỉnh điểm khi trẻ 7 tuổi, và thường giảm nhẹ khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên.

Đăng ngày: 27/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News