Chuyện gì xảy ra nếu ăn gừng sai cách?

Gừng đã được sử dụng hơn 5000 năm nay trong nấu ăn và làm thuốc tại các quốc gia châu Á nhờ những lợi ích không thể phủ nhận.

Hậu quả khi ăn gừng sai cách

Đây cũng là một trong những gia vị được sử dụng rộng rãi nhất thế giới, thậm chí được y học cổ truyền Ấn Độ tôn vinh là "loại thuốc toàn cầu", chữa được bách bệch. Y học Trung Quốc truyền thống thì coi gừng là thần dược để giải, loại bỏ độc tố trong cơ thể, là kháng sinh tự nhiên chữa ngộ độc thực phẩm....

Một thảo dược quý như vậy thì có tác dụng phụ hay không, bạn tự hỏi? Câu trả lời là có, thậm chí các bác sĩ đã khuyến cáo người thường không được phép dùng quá 4 gram gừng một ngày. Nếu như ăn gừng quá nhiều có thể gây đầy hơi chướng bụng, tức ngực, đau tim, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn... do nó tăng cường hoạt động chống đông máu của cơ thể, gia tăng nguy cơ chảy máu không dứt, nhất là khi được uống dưới dạng bột.


Phụ nữ có thai là đối tượng cần rất thận trọng với gừng vì nó có thể gây co thắt tử cung.

Những ai không nên ăn gừng:

Người bị sỏi mật: Gừng là thực phẩm bị chống chỉ định với những người bị sỏi, sạn mật do nó kích thích sự sản xuất ra mật.

Những người bị rối loạn đông máu: Gừng thúc đẩy tuần hoàn màu, tăng cường sự lưu thông của máu và ngăn đông máu. Do đó, nó sẽ khiến bạn chảy máu nhiều, thậm chí liên tục nhất là khi bạn mắc chứng máu khó đông hoặc đang uống bất cứ loại thuộc nào làm máu chậm đông.

Phụ nữ có thai: Đây là đối tượng cần rất thận trọng với gừng vì nó có thể gây co thắt tử cung. Ngoài ra, gừng còn can thiệp vào quá trình hấp thụ sắt và vitamin của cơ thể. Vì vậy, phụ nữ có thai cần có sự tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng gừng hoặc bổ sung nhiều gừng vào chế độ ăn của mình. Nên đặc biệt tránh xa trà gừng vào những tuần cuối của thai kỳ do nó làm gia tăng nguy cơ chảy máu trong lúc chuyển dạ.

Trước khi phẫu thuật: Theo nghiên cứu tại Đức năm 2007, việc dùng gừng trước thời điểm phẫu thuật sẽ làm tăng nguy cơ mất máu. Bạn nên tránh uống trà gừng trong vòng 2 tuần trước khi tiến hành bất cứ cuộc phẫu thuật nào.

Phản ứng với một số thuốc và gia vị khác như tỏi, ginkgo biloba (thảo dược tăng cường tuần hoàn não, giảm tiền đình), sâm, tinh bột nghệ, cây bạch chỉ....Kết hợp gừng với những thảo dược này có thể tăng nguy cơ chảy máu trong...

Tiểu đường: Tránh uống trà gừng kèm với những thuốc như aspirin hay warfin bởi gừng có thể làm giảm đường huyết và huyết áp.

Tất nhiên, nhiều tác dụng phụ nêu trên có thể tránh được bằng cách uống gừng dưới dạng viên nén bổ sung chất. Dù vậy, lời khuyên đưa ra vẫn là ăn gừng với lượng hợp lý, theo đúng khuyến cáo của các cơ quan y tế. Cũng đừng bị "dọa" đến mức tránh xa gừng tuyệt đối, bởi đây thực sự là một gia vị quý với nhiều công dụng không thể phủ nhận như tăng cường tuần hoàn máu. Khi bạn ốm, sốt, cảm, đổ mồ hôi thì gừng sẽ giúp xua đuổi những triệu chứng này rất nhanh.

Tương tự, khi bụng bạn nhộn nhạo khó chịu vì cảm giác lạnh bụng thì gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa trở nên "êm dịu" hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News