Chuyên gia nói gì trước thông tin lan truyền "sử dụng nồi đồng, bát đĩa bằng đồng tốt hơn"?

Xoong nồi, bát đĩa bằng đồng trông có vẻ rất bắt mắt, sang trọng. Tuy nhiên, sử dụng trong ăn uống không hề "hay ho" như bạn nghĩ.

Mới đây, nhiều người dùng trên mạng xã hội Tiktok đang bàn tán xôn xao xung quanh việc sử dụng nồi đồng, bát đĩa bằng đồng để ăn uống. Với màu sắc vàng tươi, lấp lánh, xoong nồi, bát đĩa làm từ chất liệu này được đánh giá đẹp mắt và sang hơn các chất liệu khác. 


Việc sử dụng nồi đồng, bát đĩa bằng đồng để ăn uống đang gây xôn xao trong thời gian qua.

Điều này ngay lập tức trở thành đề tài được nhiều người bàn tán xôn xao. Trong khi nhiều người đưa ra hàng loạt lợi ích khi sử dụng đồ đồng trong nhà bếp hiện nay như an toàn, bền bỉ, đẹp mắt đến sang trọng, lại là món đồ cổ quý giá... thì một số vẫn bày tỏ nghi ngại.

Liệu rằng sử dụng nồi đồng, bát đĩa bằng đồng trong ăn uống hàng ngày có thực sự đáng khuyến khích hay không? Liệu bát đĩa, xoong nồi bằng đồng sẽ đưa bạn về miền đất đầy hoài cổ hay là cả tá nguy hiểm sức khỏe rình rập?

Mới đây, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có những chia sẻ đến mọi người. Nếu bạn đang ấp ủ ý định thay một loạt xoong nồi, bát đĩa cho gia đình bằng chất liệu đồng thì hãy lắng nghe ý kiến của chuyên gia trước khi đưa ra quyết định.

Sử dụng xoong nồi, bát đĩa bằng đồng an toàn hơn trong ăn uống?

Khi đề cập đến việc sử dụng xoong nồi, bát đĩa bằng đồng, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ, ông vô cùng bất ngờ khi đến thời đại này vẫn có những người muốn dùng chất liệu này để nấu nướng hay đựng đồ ăn thức uống.


Ngoài việc đem lại vẻ ngoài thẩm mỹ thì sử dụng nồi đồng, bát đĩa bằng đồng không đem lại lợi ích gì trong ăn uống.

Bởi lẽ, ngoài việc đem lại vẻ ngoài thẩm mỹ thì sử dụng nồi đồng, bát đĩa bằng đồng không đem lại lợi ích gì trong ăn uống. Chị em đang định tìm mua cho cả nhà sử dụng thì hãy cân nhắc vì: Dùng nồi đồng, bát đồng đựng đồ ăn thức uống có thể có nguy cơ bị ngộ độc cao.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, đồng có 2 loại: đồng thau và đồng đỏ. Đồng nói chung là chất liệu dẻo, dễ gia công nhưng nguy cơ bị ngộ độc rất cao khi sử dụng. Trong đó, đồng đỏ được đánh giá tốt hơn vì không bị gỉ. 

"Đồ dùng bằng đồng dễ bị thôi nhiễm ra thức ăn, đi vào cơ thể. Cụ thể, ánh xanh trong những chiếc nồi đồng, bát đĩa bằng đồng chính là nguy cơ gây ngộ độc rất lớn cho người sử dụng, bao gồm ngộ độc cấp tính và mãn tính", chuyên gia nhấn mạnh. Vì thế, ông Thịnh cho rằng tuyệt đối không nên sử dụng đồ đồng trong ăn uống vì rất nguy hiểm cho sức khỏe.

"Sở dĩ trước đây người ta dùng xoong nồi, bát đĩa bằng đồng vì nó dễ gia công (đồng rất dẻo) và đồ nhôm khi đó chưa ra đời chứ không phải vì tốt cho sức khỏe hay giúp nấu nướng ngon hơn, ăn uống ngon hơn. Nói về việc nấu ngon thì dùng nồi bằng gốm mới chuẩn nhất chứ không phải nồi đồng", chuyên gia cho biết thêm.

Thay vì sử dụng đồ đồng, có 3 chất liệu an toàn nhất được sử dụng trong nhà bếp

1. Thép không gỉ

Quay về lịch sử loài người, chúng ta trải qua các giai đoạn đồ đá, đồ sắt, đồ đồng, sau đó là thép không gỉ. Thép không gỉ được coi là phát minh vĩ đại của loài người, giúp chúng ta có bộ đồ dùng nhà bếp hoàn hảo vì sự an toàn, tiện lợi mà nó mang lại. Chúng cũng rất đẹp mắt, không lo han gỉ. Cho đến nay, thực tế vẫn chưa có chất liệu nào có thể soán ngôi thép không gỉ.


Thép không gỉ được coi là phát minh vĩ đại của loài người, giúp chúng ta có bộ đồ dùng nhà bếp hoàn hảo.

2. Sành sứ

Bát đĩa làm bằng sành sứ được coi là ưu việt nhất vì an toàn hơn hẳn đồ làm bằng đồng. Chúng lại rất dễ rửa sạch, phơi khô, cũng rất tiện lợi vì nhẹ hơn chất liệu bằng đồng. Thế nên, chẳng có lý do gì khiến bạn phải thay một bộ bát đĩa bằng đồng cho cả gia đình mình.

3. Nhựa

Thời kỳ của đồ đồng, đồ nhôm đã đi vào dĩ vãng. Ngoài thép không gỉ, đồ nhựa vẫn luôn thịnh hành trong cuộc sống hiện đại. Bạn dùng đồ nhựa để đựng thức ăn, nước uống hàng ngày. Đi chợ, bạn sử dụng đồ nhựa để bọc gói thực phẩm ngay từ những chiếc túi ni lông... Về nhà, bạn bọc thực phẩm bằng túi nhựa, hộp nhựa trong tủ lạnh để kéo dài thời gian bảo quản. Chúng rất thuận tiện trong cuộc sống hiện đại. Tất nhiên vẫn luôn có vô số tranh cãi đặt ra khi sử dụng đồ nhựa. Trong đó đáng nói nhất là ô nhiễm môi trường.

Mặc dù vậy, bạn nên nhớ ngay cả những đồ dùng bằng sành sứ cũng gây ô nhiễm môi trường vì cũng không có khả năng tự phân hủy. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Đăng ngày: 22/04/2025
Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Đăng ngày: 22/04/2025
Top 10 dấu hiệu từ cơ thể

Top 10 dấu hiệu từ cơ thể "tố cáo" bạn đang bị thiếu khoáng chất, vitamin hoặc mắc bệnh nghiêm trọng

Tự dưng thèm nhai đá lạnh lộc cộc hoặc ăn một thứ gì đó thật đậm đà là dấu hiệu cho thấy có thể cơ thể đang bị thiếu khoáng chất - vitamin và bạn cần chú ý nhiều hơn tới sức khoẻ.

Đăng ngày: 22/04/2025
Chuyên gia phản bác quan điểm:

Chuyên gia phản bác quan điểm: "cơm có gì đâu mà ngon, dễ gây mập, chỉ cần ăn rau thịt là đủ rồi"

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội giải đáp về việc có nên bỏ cơm để giảm cân không và cách ăn cơm để tránh tăng cân.

Đăng ngày: 22/04/2025
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News