Có 3 loại gia vị đắt và hiếm nhất thế giới, Việt Nam đã trồng thành công cả 3
Gia vị thực chất là một phạm trù rất lớn, bao gồm đủ các nguyên liệu loài người từng khám phá được và vẫn đang tiếp tục tìm kiếm, phát triển từng ngày. Trong “vũ trụ” gia vị có những loại đặc biệt đắt và hiếm vì nguồn gốc, yếu tố nuôi trồng, thu hoạch, xử lý, bảo quản... của chúng quá đỗi kỳ công, và công dụng thì được “nâng” tận trời xanh.
Sau đây là 3 loại gia vị đắt và hiếm nhất mà con người đã tìm ra, ở Việt Nam đã nuôi trồng thành công tất cả.
1. Saffron - nhuỵ hoa nghệ tây
Iran hiện là quốc gia sản xuất nhiều saffron nhất thế giới.
Vị trí top 1 là saffron - nhuỵ hoa nghệ tây với mức giá khoảng 350 triệu - 450 triệu/kg tuỳ vào chất lượng và nơi xuất xứ. Iran hiện là quốc gia sản xuất nhiều saffron nhất thế giới với sản lượng chiếm khoảng 90% toàn cầu, tiếp đến là Ấn Độ, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ma Rốc… Tại Việt Nam, sau nhiều năm nghiên cứu và trồng khảo nghiệm, Sa Pa đã trồng thành công saffron với kỹ thuật điều chỉnh nhiệt độ nghiêm ngặt.
Với tính năng thảo dược, giá trị ẩm thực cao cấp và quy trình nuôi trồng gian lao, saffron mới có mức giá đắt đỏ như vậy. Saffron là phần nhuỵ của hoa nghệ tây. Mỗi cây nghệ tây chỉ có 3 - 4 hoa, mỗi hoa có 3 nhuỵ phủ phấn. Trung bình để có được 450gr saffron, người ta phải thu hoạch khoảng 75k - 250k bông hoa nghệ tây và phải thu hoạch hoàn toàn bằng tay trong buổi sáng ngay sau khi hoa nở. Chưa hết, để tăng độ “hiếm có khó tìm” thì loài cây này chỉ ra hoa 2 tuần trong năm.
2. Vani (vanilla) tự nhiên
Vanilla rất hiếm và giá thành cực đắt đỏ.
Vani nhân tạo là nguyên liệu làm bánh, pha đồ uống quen thuộc, nhưng vani tự nhiên thì có lẽ ít người biết hơn. Chúng rất hiếm và giá thành cực đắt đỏ, khoảng 15 - 20 triệu/kg. Vanilla tự nhiên là lớp tinh thể phủ trên bề mặt hạt của một loài phong lan cùng tên. Có thời gian sinh trưởng thuận lợi và điều kiện thu hoạch tốt hơn saffron nhưng quy trình vẫn khá tốn công: nông dân sẽ phải thu hoạch bằng tay ngay trước khi quả chín, xử lý bằng hơi nước, bảo quản 4 tuần trong thùng kín để lên men.
Tại Việt Nam, anh Trần Văn Minh (1981, ở Bình Dương) là người đầu tiên trồng thành công vanilla tự nhiên với quy mô trang trại hơn 10.000m2. Anh đã mất 5 năm để thử nghiệm và nhân rộng.
3. Ớt charapita
Ớt charapita của Peru là dạng trái tròn, nhỏ như hạt đậu, màu vàng cam.
Dịp Tết Tân Sửu 2021 vừa rồi, loạt sao Việt và người nổi tiếng khoe cây ớt charapita ra quả thành công trong vườn nhà, trở thành “trend” cây trưng Tết mới. Loại ớt này có nguồn gốc từ Peru, được mệnh danh là “vua của các loại ớt”. Ở một số quốc gia, giá của loại ớt này được bán cho các nhà hàng cao cấp thấp nhất cũng khoảng 25.000 USD (hơn 575 triệu đồng/kg). Thậm chí, có thời điểm giá bán của nó lên tới 35.000 USD (hơn 800 triệu đồng).
Trước khi được các sao Việt “lăng xê” Tết vừa rồi, ớt charapita đã được đem về nuôi trồng và phát triển giống ở Việt Nam từ 2012. Ớt charapita của Peru là dạng trái tròn, nhỏ như hạt đậu, màu vàng cam, độ cay lên đến 30.000 - 50.000 theo thang đo Scoville, cao gấp 4 - 20 lần ớt jalapeño nổi tiếng với độ cay cực khủng, ớt Aji Charapita là loại gia vị được đầu bếp khách sạn 5 sao đánh giá cao, mang lại hương vị mạnh cho nhiều món ăn.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
