Cô bé 12 tuổi làm "dậy sóng" YouTube
Cô bé Lauren Rojas (12 tuổi), học sinh lớp 7, đến từ thành phố Antioch (bang California, Mỹ), đã hoàn thành dự án khoa học của mình bằng việc đưa mèo Hello Kitty ra ngoài không gian và ghi hình lại toàn bộ quá trình thú vị này.
>>> Video: Đưa mèo Hello Kitty ra ngoài không gian
Cô bé hiện đang là học sinh của Trường Cornerstone Christian chia sẻ: “Từ năm lên 6 tuổi cháu đã ước mơ được thực hiện điều này, đó là đưa mèo Hello Kitty mà cháu yêu thích nhất ra ngoài Trái đất”.
Nhân một bài tập kiểm tra về “áp suất không khí và nhiệt độ bị ảnh hưởng bởi độ cao”, Lauren đã bắt tay thực hiện “dự án khoa học” ấp ủ từ lâu.
Búp bê Hello Kitty ngoài không gian - (Ảnh: Daily Mail)
Đầu tiên cô bé làm một mô hình như chiếc tên lửa có vệt sơn hồng (ký hiệu của chiến dịch kêu gọi mọi người phòng chống bệnh ung thư) bên ngoài, rồi đặt búp bê Hello Kitty vào trong.
Tiếp đến, Lauren cố định 4 chiếc camera GoPro (chuyên dùng để quay những cảnh mạo hiểm) và một thiết bị định vị GPS vào trong một chiếc hộp rồi gắn chặt nó vào tên lửa. Một chiếc dù nhỏ được gắn chắc chắn bên ngoài. Toàn bộ các bộ phận trên được buộc chặt vào một quả bóng màu trắng khổng lồ.
Lauren đang mày mò để chuẩn bị cho chuyến du
hành vũ trụ của búp bê - (Ảnh: NY Daily News)
Sau đó, Lauren chọn một khu vực có độ cao khoảng 189m và thả quả bóng lên trời. Trong lúc quả bóng bay thì những chiếc camera đã thu lại toàn bộ khung cảnh tuyệt vời xung quanh chú mèo Hello Kitty. Khi quả bóng bay đến tầng bình lưu đạt độ 28.536m, nó phình to gấp 53 lần trạng thái ban đầu và nổ tung. Lúc này, chiếc dù bật ra giúp đưa búp bê Hello Kitty trở lại Trái đất an toàn. Thiết bị định vị như GPS sẽ phát tín hiệu để Lauren xác định vị trí của búp bê. Không may toàn bộ chiếc hộp và tên lửa bị vướng trên ngọn cây cao 15m, nhưng cuối cùng Lauren cũng mang được xuống mặt đất an toàn.
Những cảnh tượng được Lauren ghi lại - (Ảnh: NY Daily News)
Nhờ những gì mà bốn chiếc camera ghi lại, Lauren đã hoàn thành đoạn phim cho bài tập của mình. Phim sẽ được cô chủ nhiệm chiếu trên lớp học vào ngày 4/2 này. Cô bé tâm sự: “Đây là một trải nghiệm nghiên cứu khoa học thật tuyệt vời và cháu hi vọng các bạn trong lớp sẽ thích nó”.
Lauren đăng đoạn phim lên YouTube và có hơn 29.000 lượt xem. Cô bé cho biết rất ngạc nhiên khi nhiều người yêu thích đoạn phim này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
