Cơ chế hoạt động của kháng sinh

Thuốc kháng sinh là thuốc điều trị nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc hoạt động bằng cách tấn công trực tiếp vào lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn, ngăn chặn khả năng sinh sản và sản xuất protein của vi khuẩn.

1. Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là thuốc dùng để chống nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh còn được gọi là thuốc kháng khuẩn. Thuốc điều trị nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của vi khuẩn.

Ngày nay, thuốc kháng sinh vẫn là loại thuốc quan trọng, cứu sống những người bị nhiễm trùng nghiêm trọng và ngăn chặn mức độ lây lan của vi khuẩn trong cơ thể. Có nhiều nhóm kháng sinh khác nhau, mỗi nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị cho các loại nhiễm khuẩn cụ thể khác nhau. Thuốc kháng sinh cũng có nhiều dạng, bao gồm dạng viên uống, chất lỏng, kem, thuốc mỡ.

2. Cách hoạt động của kháng sinh

Kháng sinh chống lại nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trong cơ thể, bằng cách:

  • Tấn công lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn
  • Ngăn chặn khả năng sinh sản của vi khuẩn
  • Ngăn chặn sản xuất protein ở vi khuẩn

3. Thời gian để kháng sinh có tác dụng trong cơ thể là bao lâu?

Cơ chế hoạt động của kháng sinh
Thuốc kháng sinh bắt đầu hoạt động ngay sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc

Thuốc kháng sinh bắt đầu hoạt động ngay sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn không cảm nhận được sự thay đổi trong 2 - 3 ngày. Điều này phụ thuộc vào loại nhiễm trùng và loại kháng sinh bạn đang điều trị.

Hầu hết các loại kháng sinh nên được sử dụng điều trị trong 7 - 14 ngày. Trong một số trường hợp, phương pháp điều trị ngắn hơn cũng có tác dụng. Bác sĩ sẽ quyết định thời gian điều trị tốt nhất và loại kháng sinh chính xác cho bạn.

Sử dụng kháng sinh sẽ làm tình trạng bệnh của bạn tiến triển tốt trong vòng vài ngày, tuy nhiên bạn vẫn nên tuân thủ phác đồ điều trị vì có thể vi khuẩn trong cơ thể vẫn chưa được tiêu diệt hết. Việc tuân thủ thời gian điều trị sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh.

4. Tác dụng của kháng sinh đối với cơ thể

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Việc xác định loại vi khuẩn gây bệnh có thể gặp khó khăn do các triệu chứng bệnh do các vi khuẩn gây ra là tương tự nhau.

Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và tiến hành kiểm tra thể chất để xác định nguyên nhân nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể được yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác nhận nguyên nhân nhiễm trùng.

Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng xoang và tai
  • Viêm họng liên cầu khuẩn

Thuốc kháng sinh không hiệu quả trong việc chống lại vi-rút, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm thông thường. Thuốc cũng không có tác dụng với các bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra, như:

  • Nhiễm nấm men
  • Nhiễm nấm da chân
  • Nhiễm nấm móng chân
  • Giun đũa

Các nhiễm trùng này được điều trị bằng một nhóm thuốc khác gọi là thuốc kháng nấm.

5. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh

Cơ chế hoạt động của kháng sinh
Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh.

Hầu hết các loại kháng sinh đều có tác dụng phụ tương tự nhau. Tác dụng phụ phổ biến nhất là gây ra khó chịu ở đường tiêu hóa (GI), bao gồm:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Chuột rút

Trong một số trường hợp, những tác dụng phụ này giảm xuống nếu bạn dùng kháng sinh cùng với thức ăn. Tuy nhiên, một số loại kháng sinh phải được uống khi bụng đói. Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về cách tốt nhất để dùng thuốc kháng sinh.

Triệu chứng gây khó chịu dạ dày thường biến mất sau khi bạn ngừng điều trị. Nếu không, bạn nên đi khám bệnh. Ngoài ra, hãy gọi bác sĩ nếu bạn mắc:

  • Tiêu chảy nặng
  • Đau dạ dày và chuột rút
  • Máu trong phân
  • Sốt

6. Sử dụng thuốc kháng sinh hiệu quả bằng cách nào?

Kháng sinh có hiệu quả nhất khi được sử dụng phù hợp. Điều này bắt đầu với việc đảm bảo rằng bạn thực sự cần thuốc kháng sinh. Chỉ sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ khi bị nhiễm vi khuẩn.

Bạn nên nhờ bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn về cách tốt nhất để dùng thuốc kháng sinh. Một số thuốc nên được sử dụng với thức ăn để giảm tác dụng phụ nhưng số khác cần phải được sử dụng khi bụng đói.

Kháng sinh cũng nên được sử dụng tuân thủ số lượng và thời gian điều trị theo chỉ định. Bạn có thể cảm thấy tốt hơn trong vài ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh nhưng vẫn nên nhờ tư vấn của bác sĩ trước khi ngừng điều trị.

7. Hậu quả của kháng kháng sinh

Cơ chế hoạt động của kháng sinh
Có đến 30% trường hợp sử dụng kháng sinh là không cần thiết.

Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn không còn được kiểm soát hoặc tiêu diệt bởi một số loại kháng sinh. Trong một số trường hợp, điều này có nghĩa là không có phương pháp điều trị hiệu quả trong một số điều kiện nhất định. Một số bệnh nhiễm trùng do kháng kháng sinh nghiêm trọng bao gồm:

  • Clostridium difficile (C. diff): Sự phát triển quá mức của loại vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng ở cả ruột non và ruột già và thường xảy ra sau khi một người nào đó được điều trị bằng kháng sinh cho một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác. C. diff kháng tự nhiên với nhiều loại kháng sinh.
  • Vi khuẩn Enterococcus kháng thuốc Vancomycin (VRE): Vi khuẩn Enterococcus thường lây nhiễm vào máu, đường tiết niệu hoặc vết thương phẫu thuật. Nhiễm khuẩn Enterococcus có thể được điều trị bằng kháng sinh vancomycin, nhưng VRE kháng lại phương pháp điều trị này.
  • Tụ cầu vàng kháng thuốc kháng sinh methicillin (MRSA): Nhiễm trùng MRSA thường xảy ra trên da. Nó phổ biến nhất ở những người đang nằm viện và những người có hệ miễn dịch yếu.
  • Vi khuẩn Enterobacteriaceae (CRE) kháng kháng sinh carbapenem: Vi khuẩn Enterobacteriaceae (CRE) kháng với rất nhiều loại kháng sinh khác. Nhiễm trùng CRE thường xảy ra ở những người đang điều trị tại bệnh viện và những người đang thở máy hoặc có ống thông tiểu.

Nguyên nhân quan trọng nhất của kháng kháng sinh là sử dụng không phù hợp hoặc lạm dụng kháng sinh. Có đến 30% trường hợp sử dụng kháng sinh là không cần thiết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hệ miễn dịch tấn công virus như thế nào?

Hệ miễn dịch tấn công virus như thế nào?

Hệ miễn dịch là bộ phận đặc biệt phức tạp có ở mọi nơi trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của kẻ ngoại lai như: virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh... Không có hệ miễn dịch, chúng ta chết trong vòng vài tuần.

Đăng ngày: 25/03/2020
8 thực phẩm tàn phá xương từng ngày, khiến nhiều người chưa già đã đau lưng, mỏi gối

8 thực phẩm tàn phá xương từng ngày, khiến nhiều người chưa già đã đau lưng, mỏi gối

Xương ngày càng suy yếu cũng có liên quan liên quan lớn đến chế độ ăn uống. Theo các chuyên gia, 8 loại thực phẩm phổ biến sau đây là “thủ phạm” gây hại cho xương.

Đăng ngày: 25/03/2020
Thiền định hàng ngày có thể làm chậm lão hóa não

Thiền định hàng ngày có thể làm chậm lão hóa não

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin-Madison và Trường Y Harvard đã tìm thấy bằng chứng cho thấy thiền hàng ngày có thể làm chậm quá trình lão hóa não.

Đăng ngày: 25/03/2020
Vì sao nhiều người thức giấc lúc nửa đêm?

Vì sao nhiều người thức giấc lúc nửa đêm?

Không uống cà phê, dùng chất kích thích trước khi ngủ, ăn uống, sinh hoạt hoàn toàn lành mạnh, nhưng nhiều người lại luôn tỉnh táo vào lúc nửa đêm.

Đăng ngày: 24/03/2020
Lây nhiễm chéo là gì?

Lây nhiễm chéo là gì?

Lây nhiễm chéo là sự lây truyền của vi sinh vật có hại (thường là vi khuẩn và virus) giữa người với người, từ các dụng cụ thiết bị sang người hoặc có thể xảy ra bên trong cơ thể.

Đăng ngày: 24/03/2020
Cách ly y tế là gì? Có những hình thức cách ly nào?

Cách ly y tế là gì? Có những hình thức cách ly nào?

Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.

Đăng ngày: 24/03/2020
Nhiệt độ bao nhiêu trở lên thì coi là sốt?

Nhiệt độ bao nhiêu trở lên thì coi là sốt?

Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh.

Đăng ngày: 24/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News