Có gì trong tấm dán "bánh mì" chống mờ kính ôtô?
Đến mùa mưa rét, nhiều người lái xe gặp vấn đề kính lái ôtô bị mờ do hơi nước.
Kính lái bị mờ không chỉ phiền toái mà còn gây nguy hiểm khi lái xe. (Ảnh: unsplash).
Khi không khí ẩm chạm vào bề mặt kính lạnh hơn nó, hơi nước sẽ ngưng tụ trên kính, nhìn bằng mắt thường giống như sương mù. Kính lái ôtô bị mờ khi trời mưa lạnh không chỉ phiền toái mà còn gây nguy hiểm khi lái xe.
Có các giải pháp bằng thuốc xịt, nhưng phải phun phủ lại thường xuyên. Một cách khác, thường được dùng cho kính sau ôtô, là kết nối một bộ dây đốt nóng chạy bằng điện. Nhưng cách này tiêu hao nhiều năng lượng và gây phân tâm nếu dùng cho kính lái.
Lớp dán phủ trong suốt, do các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ phát triển, có thể giải quyết dứt điểm tình trạng mờ kính ôtô. Lớp phủ trông giống như tấm dán màn hình điện thoại, dày 10 nanomet, có cấu tạo giống như một chiếc "bánh kẹp" bằng vàng.
Tấm dán phủ trong suốt, chống mờ kính ôtô, do các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ phát triển. (Ảnh: ETH Zurich).
Trong đó, 2 lớp "bánh mì" làm bằng titan đioxit, mỗi lớp dày ba nanomet. Lớp "nhân" là lớp vàng dày 4 nanomet. Tổng thể lớp phủ cho phép ánh sáng có thể nhìn thấy được đi qua, đồng thời hấp thụ tia hồng ngoại và biến tia hồng ngoại thành nhiệt làm ấm kính lái.
Khi kính lái ấm hơn không khí, lớp sương làm mờ kính sẽ không hình thành. Chỉ có khoảng 40% bức xạ mặt trời có thể nhìn thấy bằng mắt, ngoài ra hơn 50% là tia hồng ngoại.
Các lớp titan đioxit tăng cường khả năng hấp thụ nhiệt của lớp vàng ở giữa, bởi chất này có chỉ số khúc xạ cao, làm chậm tốc độ ánh sáng đi qua, tăng thời gian ánh sáng tương tác và làm nóng lớp vàng siêu mỏng, các nhà phát triển lớp phủ giải thích trên Nature Nanotechnology.
Lớp phủ có tác dụng chống mờ hơi nước cho mọi bề mặt kính. Trong thử nghiệm, mắt kính bên phải có dán lớp phủ không bị bám hơi nước khi đeo khẩu trang. (Ảnh: ETH Zurich).
Trong thử nghiệm, lớp phủ trên kính lái hấp thụ khoảng 30% bức xạ mặt trời chiếu vào nó. Trong thời tiết nắng, nhiệt độ lớp kính tăng khoảng 8°C so với thông thường. Ngay cả khi trời nhiều mây, nhiệt độ vẫn tăng 3-4°C. Trong cả 2 trường hợp, kính lái không còn bị mờ hay sương mù.
Tuy lớp phủ dùng vàng, nhưng chỉ một lớp siêu mỏng, do đó giá thành vật liệu cho một lớp phủ chưa đến 1 USD, Iwan Hächler, một trong 2 nhà khoa học vật liệu đã phát triển lớp phủ này, cho biết.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Siêu máy tính dự đoán cuộc đại tuyệt chủng vào năm 2100
Các nhà khoa học đã chạy một chương trình giả lập bằng siêu máy tính, mô tả cuộc đại tuyệt chủng trên Trái đất vào năm 2100.
