Có nên tập thể dục trong thành phố ô nhiễm?

Bầu không khí của các thành phố lớn trên thế giới hiện nay đã trở nên ô nhiễm trầm trọng, vì thế vấn đề đặt ra là liệu hằng ngày chúng ta có nên tập thể dục trong một bầu không khí như vậy? Đây chính là điều thắc mắc của rất nhiều người và Tổ chức Y tế thế giới đã vào cuộc nghiên cứu để giải tỏa “nỗi niềm" này.

Đi xe đạp không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho cả cư dân thành phố nhờ không tạo ra khí thải từ động cơ nên giảm được mức độ ô nhiễm không khí.


Đi xe đạp và đi bộ giúp giảm được mức độ ô nhiễm không khí.

Ở đây, có hai vấn đề chính yếu. Trước hết, chúng ta có nên tập thể dục trong thành phố ô nhiễm hay không, và thứ hai là nếu tập, thì nên tập trong khoảng thời gian bao lâu?

Đây là một lựa chọn rất khó khăn. Vì một mặt, tiềm năng của việc tập thể dục rõ ràng rất tốt cho hệ cơ, hệ tim mạch, điều chỉnh lượng đường, tiêu thụ chất béo...

Nhưng mặt khác, chúng ta sẽ gặp tác hại không nhỏ từ việc hít phải các hạt mịn làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, cũng như những loại khí gây ô nhiễm phát ra từ các phương tiện giao thông (kể cả các phương tiện lưu thông trong ngành hàng không), từ các ngành công nghiệp, xử lý chất thải hoặc thậm chí cả trong sinh hoạt của cư dân do từ hệ thống sưởi ấm hoặc làm mát.

Một điều vô cùng bất ngờ nữa, khi một người tập luyện, họ sẽ tiêu thụ không khí nhiều hơn (gấp từ 4 tới 10 lần) so với khi nghỉ ngơi. Điều này lại càng làm tăng tỷ lệ chất ô nhiễm mà chúng ta chắc chắn sẽ thở.

Còn về sự tác hại của hạt mịn, năm 2013, Cơ quan Môi trường châu Âu ước tính rằng tại Pháp, hơn 8.000 người chết sớm mỗi năm vì tiếp xúc quá nhiều với nitro dioxide và hơn 45.000 người chết sớm do tiếp xúc với các hạt mịn nhỏ hơn 2,5 ppm, tức những hạt bụi có đường kính từ 2,5 micromét trở xuống.

Chúng nguy hiểm vì quá nhỏ nên có thể chui sâu vào phổi rồi theo mạch máu lưu thông khắp cơ thể.

Cơ quan Môi trường châu Âu đã nghiên cứu tác hại của bụi mịn cụ thể trên những người tập thể dục bằng cách chạy xe đạp đồng thời so sánh mật độ trung bình của các hạt trong không khí tại các thành phố lớn trên thế giới.

Kết quả cho thấy tại các thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới như Delhi, trung bình là 122 microgram bụi mịn 2,5 ppm trên một mét khối không khí, còn tại Thượng Hải con số này trung bình là 52 microgram.

Do vậy, chúng ta có thể đạp xe trong một khoảng một thời gian trước khi thảm họa ô nhiễm không khí chuyển qua mức độ ưu tiên hơn các tác động có lợi của thể thao.

Tại Thượng Hải, chúng ta có thể đạp xe trong vòng 90 phút nhưng còn tại Delhi thì chỉ được đạp xe trong 30 phút mà thôi.

Tại Paris, trong một ngày được gọi là “bình thường”, tức chỉ số ô nhiễm 18 microgram, người dân có thể đạp xe tới 8 giờ, nhưng nếu vào giờ cao điểm khi chỉ số ô nhiễm lên tới 75 microgram thì khoảng thời gian này chỉ còn 45 phút.

Trong khi đó, tại London cũng như New York, người tập thể dục có thể đạp xe từ 14 tới 16 giờ một ngày mà không gặp vấn đề gì!


Biểu đồ so sánh mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn trên thế giới cùng khoảng thời gian có thể tập thể dục.

Vì vậy, đây cũng chính là câu trả lời cho vấn đề thắc mắc chính yếu thứ hai, nên tập trong thời gian bao lâu. Nói chung, chúng ta có thể tập thể dục thể thao, nhưng không phải trong thời gian ô nhiễm lên tới đỉnh điểm.

Ngoài ra, tổ chức y tế cũng khuyến khích việc đi xe đạp và đi bộ vì không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho cả cư dân thành phố nhờ không tạo ra khí thải từ động cơ nên giảm được mức độ ô nhiễm không khí.

Số liệu thống kê cho thấy sự ra đời của xe đạp tự phục vụ ở Barcelona (Tây Ban Nha), ước tính đã giúp giảm được 9.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm.

Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là nếu có thể, nên tránh xa những khu vực ô nhiễm mỗi khi tập thể dục.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News